Tiêu tiền tỷ ngân sách, làng thanh niên lập nghiệp A Lưới vẫn ngổn ngang

Triển khai được 7 năm nhưng dự án làng Thanh niên lập nghiệp A Lưới (xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vẫn chưa phát huy hiệu quả nên cần phương án mới để tháo gỡ. Tuy nhiên, dự án dang dở này đã tiêu hơn 19 tỷ đồng ngân sách Nhà nước, nhiều công trình đang dần xuống cấp.

Dự án làng TNLN A Lưới dang dở tiêu hết hơn 19 tỷ đồng

Dự án làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới (xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được Trung ương Đoàn TNCS HCM phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư hơn 24 tỷ đồng và khởi công vào tháng 9/2009. Quy hoạch hơn 4.260 ha đất trên địa bàn huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) do Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư.

Các em nhỏ tại làng TNLN A Lưới trên đường đi học về.

Theo báo cáo số 306 BC/TĐTN-CTTN ngày 4/4/2016 của Tỉnh Đoàn Thừa Thiên – Huế, kinh phí được phê duyệt là hơn 24 tỷ đồng nhưng chỉ triển khai thực hiện được hơn 19 tỷ đồng như xây dựng gần 12 tỷ đồng, thiết bị hơn 637 triệu đồng, quản lý dự án hơn 385 triệu đồng, tư vấn đầu tư xây dựng hơn 1,5 tỷ đồng, hỗ trợ chính sách 43 triệu đồng, sản xuất nông lâm nghiệp hơn 2 tỷ đồng, chi phí khác hơn 1,4 tỷ đồng.

Theo đó, BQL dự án làng Thanh niên lập nghiệp A Lưới đặt ra chỉ tiêu ban đầu quy hoạch đến năm định hình là hơn 100 hộ đến lập nghiệp như năm 2010 xét chọn 10 hộ, năm 2011 xét chọn 50 hộ, 2012 xét chọn 40 hộ công khai.

Từ năm 2011 đến nay, Tỉnh đoàn Thừa Thiên-Huế đã tuyển chọn được 45 hộ gia đình thanh niên đến sinh sống tại làng TNLN A Lưới mà vẫn chưa phát huy hiệu quả, nhiều hộ dân gặp khó khăn cần được tháo gỡ như chưa cấp đủ diện tích đất sản xuất, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… theo như cam kết ban đầu.

Hiện mới chỉ có 45 hộ lên sinh sống tại làng TNLN A Lưới nhưng đã có nhiều hộ “cửa đóng then cài” bỏ đi làm ăn, sinh sống ở nơi khác hoặc chuyển khẩu. “Nhiều lần chúng tôi kiến nghị với các cấp chính quyền quan tâm, tháo gỡ để chúng tôi yên tâm sinh sống lập nghiệp nhưng đến nay mọi thứ vẫn như lúc ban đầu mới lên. Các anh bên Tỉnh đoàn Thừa Thiên – Huế thỉnh thoảng cũng lên, hứa hẹn, động viên tinh thần nhưng rồi cũng thế” - anh Nguyễn Sỹ Dức cho hay.

Bà Ngô Thị Yến (43 tuổi, lên sinh sống tại làng TNLN A Lưới từ năm 2015) cho biết, do khó khăn về đất đai và các khoản hỗ trợ ban đầu nên nhiều hộ cửa đóng  then cài đi nơi khác làm ăn, khoảng 2 – 3 tháng mới về 1 lần.

Ông Mai Văn Linh – Chủ tịch UBND xã Hương Phong (huyện A Lưới) cho biết, qua rà soát vào đầu tháng 10/2018, trong 45 hộ đến định cư tại làng TNLN A Lưới chỉ có 28 hộ ở thường xuyên, 8 hộ không ở chuyển đi nơi khác sinh sống, 1 hộ chuyển khẩu và 8 hộ ở không thường xuyên.

Nhiều ngôi nhà "cửa đóng then cài" ở làng TNLN A Lưới.

Đường vào nhà cỏ mọc um tùm do lâu ngày không ai sinh sống.


Lối đi không còn do cỏ mọc um tùm xung quanh nhà không người ở thường xuyên

Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) thông tin, hiện quỹ đất để cấp cho các hộ dân làng TNLN A Lưới là không còn nữa bởi địa phương triển khai khu tái định cư thủy điện A Lưới và dự án thuê đất của Công ty Giống vật nuôi, cây trồng tỉnh Thừa Thiên – Huế trước khi dự án làng TNLN A Lưới triển khai. Tuy nhiên, hiện nay địa phương cũng đang phối hợp tìm phương án mới để tháo gỡ cho các hộ dân.

Tỉnh đoàn Thừa Thiên – Huế có “đem con bỏ chợ”?

Thực hiện dang dở, không hoàn thành mục tiêu đề ra cũng là khi dự án làng TNLN A Lưới đã kết thúc, Tỉnh đoàn Thừa Thiên – Huế đã tiến hành bàn giao hồ sơ và hiện trạng về cho địa phương quản lý vào ngày 3/6/2016 với những công trình đang dần xuống cấp, hư hỏng…

Theo biên bản bàn giao số 63/BB/2016 về việc bàn giao hồ sơ và hiện trạng các công trình cho thấy, các công trình đang xuống cấp. Cụ thể, công trình phòng chức năng (sê nô bị thấm nhiều chỗ, xuất hiện nứt ngang, tường nhà bị bong tróc, hệ thống nước bị hư hỏng không dùng được…), công trình khu nhà trẻ mẫu giáo (cửa sổ bị vỡ kính, sê nô thấm nước vào tường, nhà vệ sinh bị tắc nghẽn…), công trình nước sinh hoạt (Bể trung gian hư hỏng phần đáy, không giữ nước được)…

Sau khi biết tin PV Infonet có mặt ở làng TNLN A Lưới, nhiều người dân đã đến trao đổi những khó khăn, vất vả...

Sau khi nhận bàn giao vào tháng 6/2016, UBND xã Hương Phong (huyện A Lưới) phải tiến hành sửa chữa các công trình bị hư hỏng như sửa chữa đường bê tông, nước sinh hoạt, nhà cộng đồng. Tuy nhiên, khu điều hành do chưa có nhu cầu nên hiện nay đã xuống cấp như bị nứt lún, tường bị bong tróc.

Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Duy Cường – Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên – Huế cho biết, dự án triển khai không được như mục tiêu đề ra nên phải trả lại ngân sách Nhà nước 5 tỷ đồng, chỉ thực hiện được 19 tỷ đồng. Hiện dự án làng TNLN A Lưới đã được bàn giao về cho địa phương quản lý.

Còn 29/45 hộ đang sinh sống, an cư ở làng TNLN A Lưới

Mặc dù 45 hộ dân làng TNLN A Lưới (xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã định cư nhiều năm và được Tỉnh đoàn Thừa Thiên – Huế bàn giao cho xã Hương Phong (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) từ năm 2016, nhưng đến nay đời sống của các hộ thanh niên nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn, cần được tháo gỡ.

Cổng làng TNLN A Lưới.

Tại buổi tiếp xúc giữa đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thừa Thiên – Huế với cử tri huyện A Lưới ngày 24/11/2019, UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đã có những báo cáo liên quan đến những tồn tại tại làng TNLN A Lưới để tìm phương án tháo gỡ.

Cụ thể, đến nay chỉ có 26 hộ được cấp diện tích đất sản xuất 2ha, 4 hộ được cấp 1,6 ha, 2 hộ được cấp 0,9 ha và 13 hộ được cấp 0,7 ha. Tuy nhiên, theo dự án thì mỗi hộ lên lập nghiệp được cấp 2.000m2 đất ở và đất vườn (trong đó 500m2 đất ở), 20 triệu đồng hỗ trợ di dân tái định cư, 2ha đất rừng để sản xuất, 5 triệu đồng tiền cây, con giống…

Theo báo cáo, do tình trạng thiếu đất sản xuất, đất đai nghèo kiệt và khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên làng TNLN A Lưới (xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) chỉ còn 29 hộ đang định cư ổn định, 16 hộ vắng mặt, không ở và cắt khẩu. Hầu hết các hộ ở làng TNLN A Lưới đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, kể cả các hộ đầu tiên đến từ khi lập làng.

Dự án làng TNLN A Lưới không phải của Chính phủ nên các hộ không thuộc đối tượng được miễn giảm tiền sử dụng đất và xã Hương Phong (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã đạt chuẩn nông thôn mới, không phải vùng đặc biệt khó khăn. Vì vậy, các khoản kinh phí tiền sử dụng đất ở và lệ phí trước bạ, mỗi hộ phải đóng 30- 40 triệu đồng, đối với các hộ dân đang còn rất khó khăn đây là món tiền lớn không thể thực hiện.

Nhiều ngôi nhà "cửa đống then cài" do phải đi nơi khác mưu sinh.

Tại buổi tiếp xúc với cử tri, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, do thiếu kinh nghiệm, nhiều vấn đề khó khăn về vị trí, địa điểm nên quá trình triển khai và kế thúc dự án có nhiều tồn tại phức tạp. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng như chính quyền địa phương cũng đang trăn trở và tìm nhiều giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cho bà con, mong bà con sớm ổn định cuộc sống.

Khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống

Sau khi nghe những kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của bà con cử tri làng TNLN A Lưới (xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cũng như những đề xuất của chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan trình bày, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị các ban, ngành liên quan, UBND huyện A Lưới phải tập trung quan tâm thực hiện hoàn chỉnh dự án làng TNLN A Lưới.

Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế giao cho UBND huyện A Lưới rà soát lại các chính sách, điều kiện hạ tầng, an sinh, thu nhập của bà con hằng ngày… ưu tiên cho các hộ đã ổn định lập nghiệp lâu dài nhưng điều kiện sản xuất đang còn khó khăn. Bên cạnh đó, phải tìm giải pháp để 29 hộ hiện tại có đủ 2ha đất rừng cho mỗi hộ, giảm hạn mức đất ở để thuận lợi hơn trong việc cấp quyền sử dụng đất.

Theo đó, UBND huyện A Lưới lập đề án phát triển các mô hình sản xuất phù hợp, khả thi cho bà con, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ hỗ trợ kinh phí từ nhiều nguồn để mô hình đảm bảo cụ thể, hiệu quả đối với từng hộ dân. Bên cạnh đó, địa phương và các ngành chức năng cần quan tâm đảm bảo việc học hành của con em ở Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới kết hợp các nguồn từ chương trình nông thôn mới để hỗ trợ bà con xây dựng cuộc sống mới sung túc hơn, đảm bảo đúng mục đích phát huy vai trò của thanh niên xung kích lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng biên giới.

Theo ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên –Huế, làng thanh niên lập nghiệp là mục tiêu quy tụ những thanh niên có ý chí lập thân, lập nghiệp, không phải khu vực tái định cư bình thường nên đề nghị các hộ đang sinh sống ở làng TNLN A Lưới cùng thống nhất quan điểm là phải có ý chí vươn lên, tự lập cánh sinh, để khi đến định cư mình biết phải làm gì để lập nghiệp, lập thân nơi làng mới.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế mong rằng các hộ dân sẽ sớm vượt qua khó khăn, hình thành và phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tin rằng, làng thanh niên lập nghiệp A Lưới (xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) sẽ sớm vượt qua khó khăn, hình thành và phát triển những mô hình kinh tế bền vững, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chất lượng cuộc sống của người dân đi lên trước sự vào cuộc tích cực tháo gỡ của chính quyền địa phương.

(Còn tiếp)

Bài tiếp: 

"Thu hồi" làng TNLN Quảng Trực: Tiêu tốn 23 tỷ đồng, chỉ 1 gia đình tồn tại

Hà Oai - Hà Vy
Từ khóa: Làng TNLN A Lưới dang dở Thừa Thiên Huế Ngân sách Nhà nước Tỉnh đoàn.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.