Đàm Vĩnh Hưng: Họ gọi tôi là ‘ca sĩ thổ tả’ thì tại sao phải nhịn?

"Vụ việc vừa qua, nếu người có hiểu biết và quan sát sẽ hiểu rõ câu chuyện. Lúc nào tôi cũng giải trình chứ không phải như con thiêu thân đụng đâu cũng lao vào cho người khác nắm đầu chửi mình”, Đàm Vĩnh Hưng nói.

Đàm Vĩnh Hưng mới đây có buổi ra mắt MV “Vợ tương lai” được đầu tư hoành tráng với sự góp mặt của đông đảo sao Việt và người hâm mộ. Đây cũng là lần tiên nam ca sĩ đối diện với truyền thông sau những ồn ào trên mạng xã hội thời gian qua.

Hãy vứt hai chữ "Ông Hoàng" vào sọt rác

Nam ca sĩ cho ra mắt sản phẩm âm nhạc hoành tráng “Vợ tương lai” với 90% bối cảnh được quay tại Mỹ. Kinh phí đầu tư cũng được anh tiết lộ là hơn một tỷ đồng.

- Việc anh xuất hiện liên tiếp với hình ảnh trẻ trung, có phần nhí nhố quá tuổi trong một năm qua - hay mới đây là MV "Vợ tương lai" khiến không ít người hoài nghi về định hướng âm nhạc của Đàm Vĩnh Hưng, anh nói gì về hình ảnh "cưa sừng làm nghé" này?

Nếu có sừng để được cưa làm nghé thì tôi nghĩ chắc cũng có nhiều người muốn lắm (cười). Tôi cho rằng MV không phải là một tuyên ngôn hay một cuốn sách giáo khoa. Nó đơn giản là một sản phẩm giải trí, và tôi là một người nghệ sĩ giải trí, những gì tôi muốn là đem lại niềm vui và sự thích thú cho fan của tôi, những người luôn ủng hộ tôi, đơn giản vậy thôi.

Khán giả của tôi rất lạ, họ đã yêu đã thương rồi, tôi làm gì họ cũng chịu. Tôi ví mình như một cầu nối của khán giả trẻ với nhạc xưa và khán giả xưa với nhạc trẻ. Cả hai đối tượng khán giả này tôi đều có bí quyết riêng để chinh phục từng người.

Với con đường mình đang đi, tôi cũng tự mình bẻ bánh lái sang một hướng khác để khán giả thấy Đàm Vĩnh Hưng không bao giờ đứng yên. Tôi luôn phải thay đổi để thích nghi kịp thời với bất kỳ xu hướng âm nhạc nào.

- Công chúng luôn nhìn sản phẩm của anh với tâm thế choáng ngợp vì tính chất hoành tráng tiền tỷ, hàng hiệu, siêu xe... Còn với anh, liệu đây có phải là cách Đàm Vĩnh Hưng khẳng định danh hiệu “Ông Hoàng” của mình?

Tôi làm MV trước hết để phục vụ niềm đam mê nghệ thuật quá lớn của mình. Tôi không làm MV để nhằm mục đích tuyên bố: "MV này 1 tỷ, mọi người nhớ coi nhé".

Tôi cũng chưa bao giờ công khai giá cả cụ thể với mỗi sản phẩm mình làm. Đàm Vĩnh Hưng bỏ 5 tỷ làm sản phẩm thì vẫn là Đàm Vĩnh Hưng, mà làm gớm ghiếc thì vẫn là tôi. Trái lại, người ta bỏ ra chừng trăm triệu ra làm MV mà trúng tâm lý khán giả thì vẫn nổi như thường.

Thậm chí tôi biết có nhiều nhóm lề đường, cầm micro hát ca với tinh thần rất bình dân mà vẫn mấy chục triệu view. Đàm Vĩnh Hưng còn không có cửa với họ nếu so về view chứ đừng nói ông hoàng này ông hoàng kia.

Mà thực tế danh xưng "Ông hoàng nhạc Việt" cũng đâu phải do tôi tự phong cho mình. Đó là khán giả, báo chí thương mến rồi đặt cho. Tôi ghi nhận điều đó nhưng xin hãy vứt hai chữ “ông Hoàng” vào sọt rác để tránh hiểu lầm thêm.

“Tôi rất sợ cảnh khi ngã bệnh nằm xuống lại nhờ đàn em hát hò để quyên tiền ủng hộ. Đó là lý do tôi phải lao vào nhiều thứ để kiếm tiền”, Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ.

- Nữ ca sĩ Minh Tuyết tại họp báo có chia sẻ rằng, anh là một trong số hiếm nghệ sĩ ngồi trên ngai vàng lâu nhất. Anh thì nghĩ thế nào?

Tôi không biết người khác có mệt hay không, nhưng tôi thấy rất bình thường. Bởi đơn giản Đàm Vĩnh Hưng rất mê hào quang. Tôi thích mình trở thành tâm điểm đám đông, được vỗ tay, hú hét...

Tôi tin 60% sự nổi tiếng là số phận quyết định. Nghề này lạ ở chỗ nổi tiếng được hay không là do cái duyên, do Tổ nghề cho mỗi người. Khi đã qua thời rồi thì dù cố gắng vùng vẫy cỡ nào cũng không thể lên lại được.

Đến giây phút này, tôi vẫn may mắn ngồi đây, chưa bị đẩy xuống bởi tôi luôn quan sát xung quanh. Tôi xem người này làm sao mà nổi, người kia sao đang đỉnh cao lại chìm nghỉm...

Mười mấy năm trước, khi xem hai thần tượng của tôi - chị Nhã Phương và Bảo Yến, tôi cứ mãi sự thắc mắc tại sao các chị không nhảy nữa mà hát Bolero. Cũng từ đây, tôi tự nghĩ cho mình, khi bản thân ở tuổi 50, mình có còn nhảy như vậy nữa không, có còn mặc áo lưới mãi đến khi già không. Lúc đó người ta sẽ gọi tôi là cái gì? “Ông Hưng” hay “thằng Hưng”?

Cho đến giờ phút này rất nhiều khán giả nhỏ hơn tôi vẫn gọi Đàm Vĩnh Hưng là “thằng”. Bởi tôi không đóng vai một ông 50 tuổi trước mọi người. Tôi cố tình nhí nhố để trẻ hơn khiến họ quên mất Đàm Vĩnh Hưng đã 49 tuổi. Nhưng thử nhìn sang Quang Linh xem, ai dám gọi như thế.

Tôi không giả nai, thảo mai được

- Một người nghệ sĩ vừa ưa thích hào quang – thứ vốn dĩ thuộc về số đông nhưng cũng nóng tính, bản năng không kém như anh, liệu có phải quá đối lập?

Tôi cộc tính, điều này ai cũng công nhận. Nhưng tôi đủ tỉnh táo để biết mình phải canh chừng sức mình để phù hợp trong hoàn cảnh nào, đối tượng ra sao. Bởi sau lưng tôi còn đám đông, khán giả và ê-kíp hết mình hỗ trợ, tôi buộc tính sức mạnh mình có cỡ nào để có thể "chơi".

Chẳng hạn với như với những liveshow của mình, tôi tuyên bố không ai làm được, thì rõ ràng tôi đã tính toán cẩn thận đường đi nước bước trước khi đưa ra phát ngôn như thế. Với các ca sĩ hiện nay, có người sẽ làm được nhưng không có thị phần. Hay ngược lại, nếu có thị phần lại không có gu này, hoặc có người có đám đông nhưng lại không đủ tầm vóc.

Dòng nhạc của tôi dành cho những người đã từng trải qua nhiều cực khổ trong thập niên 80-90. Giờ họ đã giàu có, thành đạt, tôi nổ phát súng thì lập tức ăn ngay.

Hay trong mọi việc, tôi phải suy tính trước xem mình sai chỗ nào, đúng chỗ nào rồi mới phát ngôn.Tôi không bao giờ tự đưa đầu cho người khác “chém”. Tôi không stupid (ngu ngốc –PV) như thế! (cười)

Nam ca sĩ thời gian qua gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội vì những phát ngôn của mình.

- Nhưng thực tế anh đã nhiều lần tự đưa đầu để người khác chém đấy thôi! Đơn cử như vụ lùm xùm facebook mới đây...

Tôi không “giả nai” được. Tôi luôn chọn cách sống thoải mái, đúng với bản tính mình nhất để sau này khi không còn nổi tiếng – tôi lùi về sau và cảm thấy không bị áp lực hào quang chèn mình phải thành con người khác.

Đâu có điều luật nào bắt nghệ sĩ phải dễ thương, phải thảo mai? Tôi có quan điểm sống của mình và cũng xác định rõ ai thích thì sẽ thích, không thích thì sẽ là không thích. Tôi không có chuyện ăn mày tình cảm, cũng không quan tâm hay níu kéo người này người kia phải yêu thương mình. Những điều này chắc chắn không có trong từ điển của Đàm Vĩnh Hưng.

Vụ việc vừa qua, nếu người có hiểu biết và quan sát sẽ hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện. Lúc nào tôi cũng giải trình rất rõ ràng chứ không phải như con thiêu thân đụng đâu cũng lao vào cho người khác nắm đầu chửi mình.

Tôi ghét nhất trên đời là việc người ta chửi mình nhưng mình không làm gì được. Còn nếu muốn giả nai, ngây thơ... ngoài kia rất nhiều, tôi nghĩ mình không cần phải tham gia vào đội quân đó làm gì.

Ngay từ ngày đầu tiên đi hát, tôi xác định rõ mình cần chất lượng, không cần số lượng. Giữa thị trường rộng lớn này, tôi cũng như các bạn khác – cũng là một sản phẩm để khán giả lựa chọn. Là người mua hàng, ai cầm lên thấy hợp thì cứ bỏ vào giỏ, không thì thôi.

- Nhưng việc là người nổi tiếng, anh phải chăng nên chọn cách cư xử chừng mực, lý trí hơn, bởi trong số hàng triệu khán giả - không ít trong đó là người trẻ chưa đủ nhận thức?

Với những người như bạn nói sẽ không đủ sức chơi facebook đâu. Còn với những người đã sử dụng thành thạo, là fan của tôi sẽ đủ nhận thức, hiểu được điều tôi nói bởi tôi giải thích rất trình tự, rõ ràng.

Mọi người cũng nên đặt mình vào vị trí người khác. Tôi mỗi ngày miệt mài làm việc cống hiến và không đụng chạm đến ai. Tự dưng lại gọi tôi là “thằng ca sĩ thổ tả’, đổ hết toàn bộ những thứ dơ bẩn lên đầu thì thử hỏi có chịu được không? Tôi không phải là vĩ nhân hay giáo viên, nghề của tôi là ca sĩ. Tôi có "vùng" của mình và mong mọi người tôn trọng điều này.

Đàm Vĩnh Hưng luôn phản ứng cực kỳ mạnh mẽ khi cảm thấy bị đối xử thiếu tôn trọng.

- Trong status tranh cãi, anh tuyên bố mình là "vùng đất cấm" không ai dám đụng vào. Anh có nghĩ phát ngôn này là tự đề cao bản thân?

Trong tâm lý học có định nghĩa đàng hoàng về từ này, mọi người nếu ai chưa biết cũng nên một lần giở ra xem. Ở phương diện tâm lý, ai cũng có “vùng đất cấm” của mình. Tôi có vùng đất riêng của tôi, bạn có vùng của bạn, tôi chỉ yêu cầu ai ở vùng nấy, đừng động chạm gì nhau. Tôi nói câu đó ở thời điểm đó, mọi người phải hiểu rằng tôi đang nói với chính người kia rằng: Đừng đụng đến Đàm Vĩnh Hưng, bởi tôi không liên quan và cũng chẳng làm gì họ. Tôi yêu cầu họ cũng đừng làm thế với mình, đơn giản chỉ vậy thôi.

- Anh đánh giá những lùm xùm gần đây so với những vụ việc trước ở mức độ thế nào?

Điều duy nhất sau những chuyện vừa qua chỉ nhằm chứng tỏ một điều là Đàm Vĩnh Hưng vẫn còn sức ảnh hưởng quá lớn. Tôi như một thỏi nam châm để hút tất cả các thứ, kể cả truyền thông. Tôi đã từng làm một vài phép thử, chỉ một chuyện rất nhỏ của tôi mà hút lượt người xem một cách khủng khiếp. Đó là một trong những mắt xích khiến việc gì của tôi cũng bị săm soi.

Thực ra xã hội ngoài kia đầy rẫy những chuyện động trời. Người ta giết người, cướp của đánh ghen, rạch mặt mà chăng ai quan tâm. Còn người nổi tiếng, nhất là tôi thì sẽ có câu chuyện khác. Tôi từ lâu đã là một miếng mồi rất ngon với tất cả mọi người.

- Cá tính và những phát ngôn của anh khiến nhiều người cảm giác Đàm Vĩnh Hưng không biết sợ điều gì. Còn về phía mình, có điều gì khiến anh lo sợ?

(cười) Tôi tuyên bố mạnh miệng thế thôi chứ cũng sợ nhiều thứ chứ. Tôi sợ bệnh tật, sợ sự phản bội, sự quay lưng và sợ người khác hiểu sai về mình. Có những lúc tôi phải chống chế, gồng mình lên, phải giả vờ chứ thật sự tôi rất buồn khi người khác hiểu sai về mình nhưng tính tôi lại ương ngạnh quá, thôi vậy cứ tới luôn.

Tuấn Chiêu

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !