Đắk Nông: Thu hồi đất làm đường xong "xẻ thịt" phân lô bán nền

Với chủ trương làm đường, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã thu hồi đất sản xuất của nhiều hộ dân và đền bù nhưng cuối cùng đất làm đường bị “xẻ thịt”, chuyển sang đất thổ cư để phân lô bán nền vì lý do…không phù hợp quy hoạch.

Nhiều người dân vẫn chưa hết bức xúc vì đất thu hồi làm đường bị phân lô, bán nền

Thu hồi đất làm đường rồi phân lô bán nền

Theo phản ánh của bà Phạm Thị Lan (SN 1958, ngụ thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), từ năm 2007-2009, UBND huyện Krông Nô đã tiến hành thu hồi đất của nhiều hộ dân trên địa bàn thị trấn Đắk Mâm để làm đường N4.2 và một số tuyến đường khác. Lúc này, người dân đã ủng hộ và đồng tình giao đất cho huyện.

Tháng 7/2009, đường N4.2 được hoàn công, đưa vào sử dụng (đường đất cấp phối).

Sau đó, có 2 gia đình đã xây nhà, quay mặt ra tuyến đường này. Đến năm 2012, UBND huyện Krông Nô tiếp tục ban hành nhiều văn bản, thông báo thu hồi thêm 50m chiều sâu và chạy dọc theo tuyến đường N4.2 để phục vụ lợi ích công cộng và phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng khu dân cư nội thị trấn theo quy hoạch.

Cũng theo đơn của bà Lan, dù phát đi văn bản, yêu cầu thu hồi đất nhưng UBND huyện Krông Nô không thông báo công khai quy hoạch, không cung cấp được sơ đồ quy hoạch. Do đó, bà con không đồng ý về việc thu hồi đất dọc theo tuyến đường N4.2.

Đơn tố cáo của bà Lan gửi các cơ quan báo chí

Đến năm 2013, UBND huyện Krông Nô đã chuyển mục đích sử dụng đất tại tuyến đường N4.2 thành đất thổ cư. Cũng trong năm này, đường N4.2 bị chia thành hàng chục lô, thuộc 2 khu F1 và F3 để bán đấu giá. Tổng mức giá khởi điểm toàn bộ các lô đất trên đường N4.2 lúc đó gần 16,5 tỷ đồng.

Bức xúc vì đường N4.2 bị “xẻ thịt”, phân lô bán nền, nhiều lần các cử tri tại thị trấn Đắk Mâm đã có đơn kiến nghị, yêu cầu chính quyền trả lại hiện trạng đường hoặc trả lại đất sản xuất cho bà con.

"Vì không phù hợp"

Trước phản ánh của bà con, năm 2018, ông Trần Đăng Ánh-Phó chủ tịch UBND huyện Krông Nô đã ký Báo cáo số 106/BC-UBND, trả lời về việc phân lô, bán nền đường N4.2.

Theo nội dung báo cáo này, sau khi xem xét, thấy việc quy hoạch đường N4.2 không phù hợp, UBND huyện Krông Nô đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Đắk Mâm đến năm 2030. Trong đó, đường N.3 được xây dựng, phục vụ cho nhu cầu đi lại của các hộ dân xung quanh, đưa diện tích đất quy hoạch tại đường N4.2 vào đất ở để đầu tư cơ sở hạ tầng và thực hiện quy hoạch vùng đồ án. “Như vậy, việc đi lại của bà con không bị ảnh hưởng vì các hộ dân sẽ đi trên đường N.3”, báo cáo của UBND huyện Krông Nô nêu.

Đường N4.2 được UBND huyện Krông Nô chia thành 62 lô, đã bán 54 lô thu về 19 tỷ đồng

PV Infonet đã liên hệ làm việc với UBND huyện Krông Nô. Sau đó, phía UBND huyện Krông Nô đã có văn bản trả lời việc phân lô, bán nền đường N4.2.

Theo đó, đường N4.2 năm trong quy hoạch chi tiết 1/500 khu trung tâm giai đoạn 2006-2010. Đến năm 2013, UBND tỉnh Đắk Nông có quyết định số 131, bỏ tuyến đường N4.2.

Để xây dựng đường N4.1 và N4.2, UBND huyện Krông Nô đã thu hồi gần 18 nghìn m2 đất của 17 hộ dân. Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ cho 17 hộ nằm trong diện thu hồi đất hơn 1,2 tỷ đồng.

Sau khi xây dựng xong đường N4.2, huyện chủ trương thu hồi 2,2 ha đất dọc theo tuyến đường N4.2 để phục vụ mục đích công cộng và phát triển kinh tế xã hội, mở rộng khu dân cư nội thị trấn theo kế hoạch.

Tuy nhiên, tuyến đường N4.1 và N4.2 chạy song song với nhau, trong khi mật độ dân cư thưa thớt, lưu lượng phương tiện giao thông qua lại không nhiều, gây lãng phí tài nguyên đất. Hơn thế, việc thu hồi 2,2 ha đất dọc tuyến đường N4.2 không được người dân đồng tình. Do đó, trong quy hoạch chi tiết đến năm 2030 của thị trấn Đắk Mâm, chỉ còn lại tuyến đường N4.1. Quỹ đất tại đường N4.2 được chuyển qua quy hoạch đất ở nhằm tằng mật độ dân cư, tạo nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng.

Sau đó, UBND huyện Krông Nô đã phân đường N4.2 thành 62 lô đất ở. Trong đó, bán đấu giá 59 lô, 3 lô giao đất (có thu tiền sử dụng đất). Đến nay, UBND huyện Krông Nô đã bán đấu giá 54 lô, còn 5 lô chưa bán, thu về 19,9 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán đấu giá đất tại đường N4.2 được dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực như giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đô thị, xây dựng quảng trường.

Cuối cùng, UBND huyện Krông Nô cho rằng, quá trình triển khai làm đường, phân lô bán đấu giá tại tuyến đường N4.2 không có sai phạm. “Quá trình triển khai thu hồi đất và bồi thường phù hợp với quy định hiện hành và thực tiễn của địa phương. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Đắk Nông đã thực hiện Thanh tra và kết luận không có sai phạm trong quá trình bán nền đường N4.2”, văn bản trả lời của UBND huyện Krông Nô nêu.

Còn theo tài liệu PV Infonet thu thập được, vào tháng 7/2019, UBND tỉnh Đắk Nông đã có Thông báo số 30/TB-UBND về kết quả giải quyết tố cáo của công dân liên quan đến việc phân lô bán nền đường 4.2.

UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định, đã có sự nhầm lẫn trong quy hoạch đường N4.2 và yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân của Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Krông Nô

Thông báo này thừa nhận, việc bà con tố cáo UBND huyện Krông Nô thu hồi đất để làm đường, sau đó phân lô bán nền là “tố cáo đúng một phần”. Theo đó, quy hoạch chung thị trấn Đắk Mâm đến năm 2030 có sự nhầm lẫn khi thể hiện quy hoạch đường Đ.9a và Đ.9b là đường N4.2. Thực chất, vị trí đường Đ.9a và Đ.9b theo quy hoạch chi tiết năm 2007 là đường N4.1. Bởi lẽ, quy hoạch chi tiết năm 2007, tại vị trí đường N4.2 không thể hiện vị trí đường giao thông mà thể hiện khu vực đất ở mới.

Cũng theo thông báo trên, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Krông Nô “tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân Phòng Kinh tế-Hạ tầng vì có sai sót trong việc soạn thảo, tham mưu quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đắk Mâm đến năm 2030”.

Trần Nhân-Hải Dương
Từ khóa: Phân lô Bán nền đường UBND huyện Krông Nô Đắk Nông Tố cáo Thu hồi đất.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.