Chân dung nghệ sĩ đóng vai chết nhiều hơn vai sống, khán giả còn tưởng ông đã "khuất núi"

Với nhiều diễn viên việc đóng vai chết chóc là đáng sợ, thậm chí một số người còn "kiêng cữ" nhưng với nghệ sĩ Hồng Chương thì khác, ông lại lấy làm thích thú.

Là một trong số những nghệ sĩ kịch nói gạo cội của sân khấu Việt Nam, nghệ sĩ Hồng Chương khá "quen mặt" với khán giả truyền hình. 

Với gương mặt hiền từ, chất phác, nghệ sĩ Hồng Chương thường đảm nhiệm những vai người ông, người cụ hiền từ hoặc những ông lão có số phận éo le, đau khổ. Cũng với ngoại hình "không thể ác được" nên hình ảnh của nghệ sĩ Hồng Chương thường xuyên xuất hiện trên bức ảnh thờ của nhiều bộ phim.

Nghệ sĩ Hồng Chương.

Người nghệ sĩ già từng chia sẻ, với nhiều diễn viên việc đóng vai chết chóc là đáng sợ, thậm chí một số người còn "kiêng cữ" không bao giờ nhận vai như vậy. Nhưng với nghệ sĩ Hồng Chương thì khác, ông lại lấy làm thích thú. Ông thừa nhận, mình phải đóng vai chết nhiều hơn vai sống.

Thậm chí, vì hình ảnh xuất hiện quá nhiều trên bàn thờ của các bộ phim nên một số khán giả còn cứ tường ông là người quá cố và được đạo diễn "mượn" hình ảnh để làm phim.

Thế nên không ít người khi bắt gặp nghệ sĩ Hồng Chương ngoài đời đã ngạc nhiên mà hỏi: "Tưởng là ông khuất núi rồi cơ mà?". Mỗi lần như vậy, ông lại vui vẻ giải thích cho khán giả của mình.

Đó là trên phim ảnh, còn về cuộc sống riêng, nghệ sĩ Hồng Chương trải qua nhiều gian truân. Ba tuổi, ông mồ côi phải sống nhờ nhà họ hàng. Năm 12 tuổi, ông bắt đầu đi làm thuê, từ gánh nước, gánh phân, dọn dẹp... ai thuê gì ông làm nấy.

Nghệ sĩ Hồng Chương bên bà xã

Sau 4 năm làm công nhân đường sắt, chuẩn bị lên làm quản đốc phân xưởng thì Hồng Chương bất ngờ bỏ việc, dự thi vào lớp diễn xuất của trường Trung cấp Sân khấu Điện ảnh (tiền thân của đại học Sân khấu Điện ảnh).

Ông nhập học cùng khóa với các nghệ sĩ nổi tiếng như Trà Giang, Thế Anh... Nghệ sĩ Hồng Chương dí dỏm cho hay, khi về nhà hát Kịch, vì "không đẹp trai" bằng các đồng nghiệp nên ông thường được giao vai phụ.

Rồi đến khi làm phim truyền hình, phim truyện nhựa, ông cũng đảm nhiệm những vai phụ, thậm chí vai diễn của ông đôi khi không có tên. Thế nhưng nét diễn chuyên nghiệp, ngoại hình ấn tượng của ông lại dễ dàng chạm tới khán giả và ghi dấu ấn rất sâu đậm.

Chỉ đảm nhiệm các vai phụ nhưng nghệ sĩ Hồng Chương lại ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả.

Ở tuổi 90, ông không nhớ nổi mình đã đóng bao nhiêu vai, đã làm những phim nào nhưng với ông những ấn tượng khi đi làm phim chưa bao giờ là cũ. Ông còn nhớ, khi ông hóa trang thành người ăn mày ở chợ hôm để quay phim thì có rất nhiều người xung quanh thấy tội nghiệp đã xúm lại hỏi han, cho tiền.

Sự việc khiến đoàn làm phim bị gián đoạn một lúc lâu, chính đạo diễn phim phải ra giải thích với khán giả rằng đây không phải ăn mày mà là diễn viên đang quay phim.

Cống hiến nhiều năm cho nghệ thuật, xuất hiện trong hàng trăm vai diễn nhưng ở tuổi xế chiều, với nghệ sĩ Hồng Chương, niềm vui chỉ đơn giản là được khán giả nhận ra. Họ chào ông không phải bằng tên, bằng danh hiệu mà bằng những cụm từ rất dân dã: "Bố già đóng phim", "ông nội quốc dân", "ông cụ đóng phim"...

Tùy Phong/ TGT

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !