Shark Liên – Bà chủ Công ty nước mặt sông Đuống tuyên bố “đầu tư không cần lợi nhuận”

Giữa cơn khủng hoảng nước nhiễm dầu khiến triệu dân Hà Nội ngùn ngụt bức xúc với Công ty nước sạch sông Đà, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch Công ty nước mặt sông Đuống – khẳng định tuyên ngôn “đầu tư không cần lợi nhuận, nếu có cũng sẽ làm thiện nguyện”.

Bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Đỗ Liên) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt sông Đuống. Ảnh FB Madam Liên. Điều đó khiến nhiều người đang bức xúc vì phải chịu đựng ăn uống nước nhiễm dầu thải lập tức mong muốn bỏ ngay "nước sạch Sông Đà" để về với nước sạch Sông Đuống. Sẽ có thị trường nước cạnh tranh?

Công ty nước mặt sông Đuống là công ty con của Tập đoàn AquaOne, đơn vị này chính là chủ đầu tư dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống vừa được khánh thành giai đoạn  vào đầu tháng 9/2019.

Trong giai đoạn 1, mỗi ngày nhà máy sẽ cung cấp 300.000m3 nước cho khoảng 3 triệu người dân Hà Nội và vùng lân cận (gấp đôi so với công suất hiện tại của Nhà máy nước sạch Sông Đà của CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà). Đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt có quy mô cấp vùng, với tổng diện tích 65ha, mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5.000 tỉ đồng với 2 phân kỳ.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Nhà máy nước mặt Sông Đuống không chỉ cung cấp nước sạch cho các quận nội thành mà còn đưa nước sạch đến người dân ở nhiều huyện ngoại thành xa trung tâm như: Ứng Hòa, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Đông Anh, Sóc Sơn...

Nhà máy này còn bổ sung cấp nước vùng cho các xã thuộc huyện Văn Giang - Hưng Yên, khu đô thị Eco Park (Hưng Yên), bổ sung cấp nguồn nước cho thị xã Từ Sơn, khu đô thị công nghiệp VSIP (Bắc Ninh)…

Nước mặt sông Đuống, Nhà máy nước quy mô cấp vùng, công suất gấp đôi so với Công ty Đầu tư nước sạch Sông Đà.

Với quy mô “khủng” như vậy, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được kỳ vọng có thể là sự lựa chọn thay thế cho các nhà máy khác trong trường hợp thủ đô Hà Nội gặp phải sự cố về nước sinh hoạt như cuộc khủng hoảng vừa qua đối với nước Sông Đà.

Trong ngày khánh thành 05/09/2019, bà Đỗ Thị Kim Kiên - chủ tịch HĐQT Nhà máy nước mặt Sông Đuống - chia sẻ: "Chúng tôi khẳng định nếu UBND TP Hà Nội và các tỉnh khác đặt hàng, cứ mỗi 12 tháng chúng tôi có thể cung cấp thêm 150.000m3 nước sinh hoạt sạch mỗi ngày đêm".

Bà Đỗ Thị Kim Liên là Chủ tịch Tập đoànAquaOne và nhiều công ty trong hệ sinh thái AquaOne.

“Shark Liên” là ai?

Nữ doanh nhân Đỗ Thị Kim Kiên gần đây gắn với tên gọi “Shark Liên” khi bà tham gia chương trình Shark Tank mùa 3. Bà sinh năm 1968, quê quán huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và hiện sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh.

Xuất thân là một giáo viên dạy văn tại Hà Nội, sau 3 năm đứng trên bục giảng, bà Đỗ Thị Kim Liên quyết định vào TP.HCM lập nghiệp. Năm 2005, bà thành lập Công ty Bảo hiểm AAA - Đơn vị bảo hiểm Tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2013, bà chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần tại Bảo hiểm AAA cho Tập đoàn IAG (Australia).

Ngoài chức danh Chủ tịch HĐQT của AquaOne và Công ty nước mặt sông Đuống, bà Liên còn là Hiệu trưởng trường Đào tạo Quản lý doanh nghiệp (CBAM), Chủ tịch Quỹ Môi trường Xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund).

Shark Đỗ Liên tham gia Chương trình Shark Tank mùa 3.

Bà Liên cũng được ca ngợi là một nhà hoạt động xã hội với hơn 100 đợt thiệt nguyện với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng đã được bà thực hiện trong hơn 10 năm qua.

Mới đây, trên trang facebook cá nhân, Shark Liên chia sẻ bức ảnh chân dung bà kèm thông điệp được gắn trên ảnh: “Tôi đầu tư không cần lợi nhuận. Nếu có tôi cũng sẽ làm thiện nguyện”.

Kèm theo đó là dòng trạng thái: “Kiếm được tiền từ chính việc mình làm đã là thích rồi, nhưng vừa kiếm được tiền lại còn hạnh phúc thì không gì sánh bằng. Có được hạnh phúc cho bản thân đã là niềm vui, san sẻ hạnh phúc đó đến nhiều người, thì niềm vui đó còn nhân lên gấp nhiều lần.”

Ngân Giang
Từ khóa: Bà Đỗ Thị Kim Liên Shark Đỗ Liên Shark Liên Tập đoàn AquaOne Công ty nước mặt sông Đuống Nước sạch Sông Đà

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?