Ân hận vì cho con đi du học sớm: Chỉ người trong cuộc mới hiểu!

Sau khi Infonet đăng tuyến bài "Cho con đi du học sớm" có rất nhiều độc giả đã tương tác gửi ý kiến bình luận về vấn đề này. Câu chuyện một bác sĩ kể về nỗi “Ân hận lớn nhất của đời tôi là cho con đi du học”, đã nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ.

Ảnh minh họa.

Sau chia sẻ của ông H., một bác sĩ ở Hà Nội cho con đi du học tại Mỹ và các con ông không chịu về Việt Nam, độc giả của Infonet đã có nhiều bình luận chia sẻ cảm thông với gia đình ông H. Tuy nhiên cũng có ý kiến trái chiều cho rằng ông H. đã quá ích kỷ khi nghĩ về việc giữ con ở lại bên mình mà không để con tự do với hạnh phúc của riêng con.

Ở tuổi già, ông H. cảm thấy cô đơn lủi thủi một mình. Các con ông không muốn về Việt Nam vì không hợp văn hóa và cảm thấy sợ chính quê hương mình. Điều đó khiến ông H., luôn ân hận khi đã cho con đi du học.

Độc giả Nguyen Thanh Hoa chia sẻ: "Các cụ ta có câu "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", câu chuyện này dĩ nhiên không đại diện, áp đặt cho tất cả các gia đình cho con đi du học. Tuy nhiên, qua đọc các bình luận mới thấy một số người đọc không hết các tình tiết của câu chuyện đã ào vào bình luận.

Theo tôi, sự lựa chọn của mỗi cá nhân cần được tôn trọng. Tuy nhiên, sự lựa chọn mất gốc như con của ông bác sỹ này thì cần phải xem xét lại, chưa khỏi vòng đã cong đuôi, chê bai quê hương, họ hàng đủ điều. Nên nhớ, lúc này chúng đang còn trẻ, khỏe, nếu chúng có tuổi như bố mẹ chúng ắt hẳn chúng sẽ nghĩ khác. Bây giờ cứ lên mạng nhất là Youtube thì thấy đầy những chuyện Việt kiều trở về quê sinh sống, rất nhiều những người nước ngoài chọn Việt Nam để sống và kinh doanh lâu dài. Quý vị cũng cần nhớ rằng, những cái rườm rà, hủ tục của Việt nam lại là cái hấp dẫn các du khách nước ngoài trong đó có rất nhiều người trẻ đến để tìm hiểu, trải nghiệm.

Cũng xin nhắc lại lịch sử một chút: May mà các cụ Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ, Phạm Huy Thông vv... Không chối bỏ quê hương như mấy đứa con ông bác sỹ H. nên họ đã bỏ hết tất cả những vinh hoa phú quý ở các nước mà trở về lăn lội trên chiến khu, nơi trận tuyến, góp phần xứng đáng vào công cuộc kháng chiến giải phóng đất nước."

Độc giả Lê Quốc Hưng: "Tôi thấy chia sẻ của bác quá đúng. Với điều kiện như gia đình bác này thì cứ ở Việt Nam, bác cũng thừa sức tạo điều kiện cho con tạo lập sự nghiệp ở Việt Nam vừa gần gũi với gia đình mà thu nhập có khi còn hơn bên Mỹ ấy chứ. Bởi tôi nghe nói ở bên đó thu nhập bình quân có thể đến 3 - 4 nghìn đô 1 tháng nhưng chi phí đăt đỏ gấp mấy lần Việt nam nên thặng dư cũng chẳng còn bao nhiêu lại thêm vào đó là sự kỳ thị của dân bản xứ luôn coi dân da màu như công dân loại 2, loại 3 thì liệu có bằng ở Việt Nam mà thu nhâp đều khoảng 50 triệu như ngành y của bác, lại được mọi người kính trọng không."

Độc giả Nguyễn Gia Vinh ý kiến rằng: "Cho con đi du học sớm lợi bất cập hại: 1- Đứa trẻ vào đời sớm, chưa đủ trí khôn và bản lĩnh để đứng vững trước những cám dỗ. 2- Nếu chúng ngoan chịu học thì có kiến thức, chúng hư không có người bên cạnh kèm cặp sẽ dễ hỏng luôn, tức là cha mẹ đánh cược 50/50 hoặc còn hoặc mất. 3- Nếu về nước thì học lại từ đầu cách nghĩ, làm việc, kỹ năng sống ở Việt Nam. Nếu ở lại coi như mất và chỉ số ít thành đạt, còn đa số là công dân hạng 3. Tóm lại chỉ nên cho con đi học sau khi chúng đã trưởng thành tốt nghiệp đại học ở Việt Nam."

Độc giả Tô Thanh Sơn cho rằng: "Khi cho con đi du học chỉ đi trong 3 điều kiện. 1. Đi hoán đổi sinh viên 2. Đi học thạc sỹ 3. Có cơ hội học bổng thì làm tiến sỹ nước ngoài 4. Tất cả là tự nguyện, nguyện vọng, 50/50 không cầu thị, không kỳ vọng 5. Sau đó về vn phục vụ, vào các công ty nước ngoài, hãy xem Việt kiều họ đang dần dần tìm cách về Việt Nam hết đấy 6. Hãy tìm hiểu và đọc, nghe những tâm sự của người việt ở xứ người, tất cả đều hướng về quê hương hết, ra nước ngoài mới thấy họ coi Việt Nam như thế nào công dân hạng 3."

K. Chi
Từ khóa: Cho con đi du học sớm có nên cho con đi du học sớm du học sớm tốt không lựa chọn đi du học sớm

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Bạn gái kém 8 tuổi mới được Hoài Lâm công khai ngoài đời quyến rũ

Bạn gái hiện tại của Hoài Lâm - người mẫu Kim Ngân có phong cách thường ngày nữ tính. Cô lựa chọn các trang phục tôn vóc dáng thon gọn, quyến rũ.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Người phụ nữ một chân vượt nghịch cảnh thành hoa khôi nhờ điệu múa đặc biệt

Vụ tai nạn cướp đi một chân khiến cô gái 24 tuổi khi ấy tràn đầy sức sống rơi vào tuyệt vọng. Nhưng nhờ gia đình và nghị lực phi thường của bản thân, một lần nữa Bế Thị Băng như được "sống lại", làm một con người khác.

Đang cập nhật dữ liệu !