Giới KTS bàn việc “nóng” của Đà Nẵng: Kiến trúc cao tầng ven sông, biển!

Sáng nay 4/7, Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) và Hội Kiến trúc sư (KTS) Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm “Không gian kiến trúc đô thị ven biển – Tầm nhìn và giải pháp”; trong đó Đà Nẵng là trường hợp đại diện tiêu biểu!

Tiếp sau việc Đà Nẵng công bố ký kết hợp đồng tư vấn đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP đến năm 2030, tầm nhìn 2045, sáng nay 4/7, Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) và Hội Kiến trúc sư (KTS) Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm “Không gian kiến trúc đô thị ven biển – Tầm nhìn và giải pháp”.

Các kiến trúc cao tầng ven sông, biển ngày càng xuất hiện nhiều ở đô thị Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Buổi tọa đàm thu hút và nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc – qui hoạch, cảnh quan môi trường, các KTS, kỹ sư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư...

Các ý kiến đóng góp nhằm góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, một TP biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á vào năm 2045 mà Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định.

Theo GSTS.KTS. Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc, đô thị Đà Nẵng có vị trí đẹp bên sông Hàn và bên bờ biển Đông với nhiều cảnh quan nổi tiếng.

Đồng thời nằm giữa vùng kề cận ba Di sản văn hóa thế giới (Huế, Hội An, Mỹ Sơn) là lợi thế hiếm có của một đô thị biển. TP lại nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và hàng không quốc tế nên có vị trí đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

GSTS.KTS Nguyễn Quốc Thông phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm

GSTS.KTS. Nguyễn Quốc Thông nhấn mạnh: “Những năm gần đây, Đà Nẵng được coi là một hiện tượng, một hình mẫu về phát triển đô thị ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, TP cũng bộc lộ những hạn chế biểu hiện trước mắt và tiềm ẩn những hệ lụy trong tương lai.

Cụ thể, việc đô thị phát triển nhanh trong khi chưa thực sự khai thác hết lợi thế từ điều kiện cảnh quan tự nhiên, xu hướng xây dựng dàn trải với kiến trúc thấp tầng… đã khiến hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn đất dự trữ… Đặc biệt, việc phát triển các công trình kiến trúc cao tầng ven sông, ven biển cũng đang là một vấn đề “nóng” của Đà Nẵng!”.

Vì lẽ đó, theo GSTS.KTS. Nguyễn Quốc Thông, cuộc Tọa đàm “Không gian kiến trúc đô thị ven biển – Tầm nhìn và giải pháp” đặt vấn đề tầm nhìn: “TP Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo và là TP biển đáng sống đẳng cấp khu vực châu Á”. Tầm nhìn đó đặt ra cho các chuyên gia, trong đó có các KTS rất nhiều việc phải làm.

“Không gian kiến trúc cao tầng ven biển” -  một vấn đề nhỏ nhưng có thể tác động lớn đến sự phát triển hợp lý, bền vững và có bản sắc của các đô thị ven biển ở nước ta.

Trong đó, Đà Nẵng là trường hợp đại diện tiêu biểu, sau gần 20 năm phát triển với nhiều thành công nổi bật, đang đi tiên phong  trong việc xây dựng thương hiệu một TP đáng sống!” - GSTS.KTS. Nguyễn Quốc Thông nói.

Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh, để thực sự trở thành một TP biển đáng sống, nhất là có đẳng cấp của khu vực, Đà Nẵng, về đô thị, chắc chắn phải lựa chọn mô hình cấu trúc không gian đô thị mới, vừa cho phép khắc phục những hạn chế của quá trình phát triển đã qua, vừa đảm bảo phát triển không gian đô thị có chất lượng bền vững và có bản sắc trong tương lai. Trong đó, không gian đô thị ven sông, biển với kiến trúc cao tầng là một trong những nội dung có tầm quan trọng nhất định đối với chất lượng môi trường sống và hình ảnh đô thị của Đà Nẵng.

Do vậy, bên cạnh việc nêu những kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển không gian kiến trúc đô thị ven sông, biển thì buổi tọa đàm cũng trao đổi các những định hướng giải pháp phù hợp với Đà Nẵng. Đây chính là nội dung trọng tâm mà cuộc tọa đàm hướng tới.

Theo định hướng này, các chuyên gia và KTS trong và ngoài nước tập trung trao đổi về các nội dung: 1. Phát triển kiến trúc cao tầng, ngay cả đối với đô thị biển là xu hướng tất yếu trên thế giới. Điều đó có phù hợp với các đô thị ven biển ở nước ta không?

Bên cạnh nhu cầu tất yếu là tiếp cận biển của cộng đồng dân cư thông qua các không gian công cộng,  thì tính chất sống động của một đô thị (cuộc sống đô thị) thông qua sự đa dạng và hỗn hợp chức năng của các tổ hợp công trình, trong đó có các kiến trúc cao tầng, ngay cả đối với đô thị du lịch nghỉ dưỡng, liệu  có cần không? Tính nhân văn và tỷ lệ người của các không gian đô thị đó?

Đối với trường hợp Đà Nẵng, nhất là khu vực bãi biển phía Đông TP thì: - Mô hình đô thị nào là phù hợp, cho phép phát triển kiến trúc cao tầng mà vẫn tạo được cuộc sống đô thị và đồng thời đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên: chủ đầu tư, chính quyền và cộng đồng dân cư đô thị. Có phải là mô hình TOD? - Khai thác những giá trị cảnh quan tự nhiên nào ngoài biển (sông và đầm phá) để tạo nên bản sắc của không gian kiến trúc đô thị Đà Nẵng? - Và Đà Nẵng có đủ điều kiện trở thành TP xanh (sinh thái)?  

HẢI CHÂU
Từ khóa: Đà Nẵng kiến trúc sư Việt Nam đô thị ven sông biển đáng sống sông Hàn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.