Khu du lịch sinh thái cộng đồng và sinh kế bền vững của bà con xã đảo Phù Long

Từ một nơi người dân chỉ biết dựa vào khai thác tài nguyên biển theo phương thức đánh bắt thủy hải sản, đến nay, ở xã Phù Long (huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng), nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi mô hình kinh tế hộ theo hướng bền vững.

Gần 10 năm trước, ông Vũ Hồng Hưng xã Phù Long, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có cơ duyên gặp dự án phát triển khu du lịch sinh thái cộng đồng do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) kết nối, hỗ trợ. Khu du lịch sinh thái cộng đồng Ecolife Phù Long do ông Hưng làm chủ ra đời từ đó, trên chính mảnh đất của gia đình ông.

Đây là mô hình du lịch sinh thái kết hợp giữa ao nuôi cá, homestay, nhà hàng và quán cà phê; là nơi thăm quan và nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước, đồng thời là nơi để bà con nhân dân trong xã đảo thường xuyên lui tới trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm,...

Ecolife Phù Long là mô hình kết hợp nhà hàng, cà phê, homestay và sản xuất.

Ecolife Phù Long cũng là nơi được MCD lựa chọn để đào tạo nghề cho người dân địa phương trong việc phát triển mô hình dịch vụ du lịch như nấu ăn, pha chế, buồng phòng,…

Đặc biệt, đây còn là nơi phổ biến kiến thức về phát triển bền vững, góp phần thay đổi nhận thức của bà con từ mô hình kinh tế khai thác truyền thống sang mô hình kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Ecolife Phù Long còn là “giảng đường” thực tế cho hàng trăm sinh viên nông nghiệp mỗi năm. Thậm chí, đây còn là nơi người dân được học tiếng Anh miễn phí do các giáo viên chuyên ngành sư phạm ngoại ngữ về giảng dạy cho những gia đình trong tổ dịch vụ có thể giao tiếp với du khách nước ngoài.

Một lớp tập huấn được tổ chức bên trong Khu du lịch sinh thái Ecolife Phù Long.

“Chỉ cần có từ 15 người học trở lên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẵn sàng cử giáo viên về dạy tiếng Anh miễn phí. Các giáo viên về đây sẽ sinh hoạt ngay tại Ecolife Phù Long, kinh phí do MCD tài trợ và Ecolife chúng tôi hỗ trợ một phần,” ông Vũ Hồng Hưng nói.

Tại xã đảo Phù Long, ông Vũ Hồng Hưng được ví như “ngọn hải đăng”, là người đi tiên phong để người dân Phù Long tin tưởng và làm theo. Đó cũng là lý do ông được bà con tín nhiệm bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Phù Long.

Thực tế mô hình này đem lại thu nhập “tiền tươi thóc thật” nên bà con tin và làm theo. Từ một xã thuần nông heo hút, đến nay xã Phù Long đã có trên 30 hộ gia đình tham gia Tổ du lịch sinh thái cộng đồng. Riêng tại Ecolife Phù Long, ông Hưng cho biết mỗi năm phục vụ trên 1.000 du khách, đem lại doanh thu trên 800 triệu đồng/năm.

Khu vực homestay kết hợp ao nuôi trồng thủy sản.

“Buôn có bạn, bán có phường,mình lôi cuốn họ vào nghề mới, người dân thấy đáng để theo đuổi mục đích mới, thay vì khai thác kiệt quệ như trước kia. Đến nay trong xã đã có 30 hộ làm homestay, 40 hộ làm dịch vụ ăn uống,” ông Hưng nói.

Không chỉ là mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, ông Hưng cho biết, với sự hỗ trợ từ Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), nhiều hộ gia đình trong xã đã chuyển sang làm nghề dịch vụ ăn uống và những dịch vụ khác phục vụ du lịch.

Đến Phù Long, điều dễ nhận thấy là những cánh rừng ngập mặn đã được phủ một màu xanh, tạo nên những khu dự trữ sinh quyển cho huyện đảo Cát Hải, và là nơi người dân nuôi trồng thủy sản, học cách thích ứng với biến đổi khí hậu, thay vì dựa vào đánh bắt tự nhiên như trước kia.

Dẫn chúng tôi ra khu vực bãi Triều, là nơi tập trung những cánh rừng ngập mặn, ông Hưng cho biết cách cách đây 15 năm người dân quai đê lấn biển để làm đầm nuôi trồng thủy sản, gây nguy cơ mất dần những cánh rừng ngập mặn.

Ông Vũ Hồng Hưng hướng dẫn cho khách tham quan tại rừng ngập mặn khu vực bãi Triều.

Sau khi MCD và các tổ chức bảo vệ môi trường thuyết phục bà con về lợi ích của những cánh rừng ngập mặn, người dân đã tự trồng lại rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản. Lần đầu tiên lượng thủy sản do bà con nuôi trồng đã vượt qua sản lượng đánh bắt tự nhiên (52%).

Chỉ sau 5 năm, người dân Phù Long đã trồng được khoảng 80ha rừng ngập mặn. Xã Phù Long có diện tích 48,15m2, nằm ở phía Tây đảo Cát Bà, là xã vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển. Do đó việc phủ xanh những cánh rừng ngập mặn mang lại ý nghĩa to lớn.

Bà Nguyễn Thu Huệ, Giám đốc MCD cho rằng sự sáng tạo trong mô hình tạo sinh kế bền vững ở Phù Long hoàn toàn là của bà con, MCD chỉ cần kết nối và tạo cảm hứng cho bà con. Câu chuyện của Tổ du lịch cộng đồng Ecolife nói riêng và mô hình phát triển bền vững ở Phù Long nói chung sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những địa phương ven biển khác.

Ngọc Tuân - Trần Huệ
Từ khóa: Ecolife Phù Long Cát Bà Cát Hải MCD Du lịch sinh thái cộng đồng Phát triển bền vững

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.