Chuyển đổi KCN Đà Nẵng thành Khu đô thị

TP Đà Nẵng ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị hoặc không có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì được ưu tiên chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt.

Ngày 21/8, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND TP và UBND TP Đà Nẵng cho hay vừa có văn bản số 138/TB-VP (ngày 6/8/2019) thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đà Nẵng (tức KCN An Đồn).

Cụ thể, lãnh đạo TP Đà Nẵng thống nhất chọn phương án ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng (trước gọi là KCN An Đồn và hiện người dân, doanh nghiệp trên địa bàn vẫn quen gọi đây là KCN An Đồn) có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị hoặc không có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì được ưu tiên chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt.

Việc lựa chọn phương án này nhằm thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất tại KCN An Đồn đảm bảo giảm chi phí bồi thường và tái bố trí tại địa điểm mới, hạn chế việc khiếu nại, khiếu kiện do không thuộc trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất; đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc xây dựng và phát triển đô thị tại khu vực An Đồn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp doanh nghiệp có nguyện vọng vẫn tiếp tục sản xuất thì khuyến khích di dời đến các KCN khác của TP Đà Nẵng và chính quyền TP thực hiện đền bù cho doanh nghiệp theo quy định; đồng thời tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại vị trí đất đã di dời đúng quy định.

Trường hợp Công ty TNHH Massda Land (chủ đầu tư KCN An Đồn) có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển khu đô thị thì phải thỏa thuận với các doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền thuê lại đất đã trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để có đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất.

Bản đồ sử dụng đất KCN Đà Nẵng (tức KCN An Đồn)

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng tiếp tục xây dựng đề án di dời các doanh nghiệp trong KCN An Đồn; trong đó, cần phân loại cụ thể doanh nghiệp nào phải di dời đến các KCN khác trên địa bàn TP, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện và có nhu cầu về chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt làm cơ sở tổ chức công bố công khai để các đơn vị biết, thực hiện.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng giao Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với UBND quận Sơn Trà, BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng tổ chức công bố công khai quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt theo quy định.

Đồng thời giao BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng là đơn vị đầu mối theo dõi xuyên suốt trong quá trình thực hiện chuyển đổi KCN An Đồn thành Khu đô thị. Những vướng mắt trong quá trình thực hiện kịp thời báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét, chỉ đạo.

Theo BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng, KCN An Đồn (đường Ngô Quyền, quận Sơn Trà) được thành lập theo Giấy Phép đầu tư số 689/GP ngày 21/10/1993 của UBNN về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ KH-ĐT), nằm cách cảng biển Tiên Sa 6 Km về phía Nam, cách Sân bay quốc tế Đà Nẵng 5km về phía Đông và cách trung tâm TP Đà Nẵng gần 2km.

Dự án do Công ty Liên doanh MASSDA làm chủ đầu tư. Toàn bộ các công trình hạ tầng như hệ thống cấp điện, cấp nước, đường giao thông, thông tin liên lạc ... tại KCN An Đồn đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Trong tổng diện tích 50,1ha có 41.87ha đất công nghiệp có thể cho thuê. Hiện tại KCN An Đồn đã lấp đầy 100% diện tích và không còn đất để cho thuê.

HẢI CHÂU
Từ khóa: Đà Nẵng KCN An Đồn khu đô thị Huỳnh Đức Thơ Thủ tướng Chính phủ Sơn Trà

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.