Ấn Độ: Nữ tiếp viên hi sinh, cứu hơn 300 khách trên chuyến bay tử thần

23 tuổi, nữ tiếp viên người Ấn Độ đã hi sinh mạng sống của mình để cứu mạng 3 đứa trẻ, giải cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay bị không
Neerja Bhanot - nữ tiếp viên hàng không được vinh danh là anh hùng của Ấn Độ.

Nữ tiếp viên hàng không Neerja Bhanot thường có một giấc mơ kỳ lạ, trong đó cô đóng vai là người quyết định. Trong một lần trò chuyện với mẹ, cô hỏi mẹ nên làm thế nào trong trường hợp máy bay gặp không tặc.

Mẹ cô đã trả lời: ‘Nếu có chuyện như thế xảy ra, hãy chạy đi’.

Neerja đáp: ‘Mẹ, nếu tất cả các bà mẹ đều nghĩ giống mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra với đất nước này? Con thà chết chứ không chạy’.

Thế rồi, tình huống giả định ấy đã trở thành sự thật với Neerja vào ngày 5/9/1986. Cô đã hi sinh để cứu hàng trăm hành khách trên chuyến bay Pan Am Flight 73 – nơi bị không tặc tấn công trong khi dừng chân ở Karachi, Pakistan.

Sinh ngày 7/9/1963 ở Chandigarh, Ấn Độ, Neerja là cô con gái cưng trong gia đình có 2 anh trai. Cô theo học ở Chandigarh, sau đó là Mumbai. Sau đó, Neerja trở thành một người mẫu cho các nhãn hàng.

Năm 19 tuổi, cô kết hôn với một kỹ sư hàng hải và chuyển tới Sharjah, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Sau 2 tháng bị chồng bạo hành bằng việc đe dọa, mạt sát, bỏ đói, cô bỏ chồng, trở về Mumbai và ứng tuyển vào làm tiếp viên hàng không.

Vào ngày 5/9 định mệnh năm đó, Neerja được giao nhiệm vụ trên chuyến bay Pan Am Flight 73 đi từ Mumbai tới New York.

Trong thời gian dừng chân tại thành phố Karachi, lúc 6 giờ sáng, 4 người đàn ông Palestine có vũ trang giả danh là nhân viên an ninh sân bay đã tiếp cận chiếc máy bay đang chở 380 hành khách và 14 thành viên phi hành đoàn.

Ngay khi bước chân lên chiếc Boeing 747, chúng bắn chỉ thiên để đe dọa mọi người. Một tiếp viên sống sót cho biết, chúng bắn một viên đạn ở gần chân một tiếp viên khác để yêu cầu cô đóng cửa.

Một tiếp viên tên Sherene Pavan đang đứng khuất tầm nhìn của những tên không tặc đã nhanh chóng gửi thông báo cho các phi công trong buồng lái bằng cách sử dụng mã không tặc. Nhờ đó, các phi công người Mỹ đã thoát ra khỏi máy bay và máy bay không thể cất cánh.

Sau đó, một tên túm lấy Neerja và kề súng vào đầu cô. Một tên khác tay cầm khẩu AK-47 và lựu đạn ra lệnh cho tiếp viên đưa hắn đến gặp cơ trưởng.

Nhưng các phi công đã biến mất. Buồng lái trống rỗng.

Phi hành đoàn của chuyến bay Pan Am Flight 73.

Các tên không tặc giận dữ yêu cầu cô thu hết hộ chiếu của hành khách. Nhận thấy mục tiêu của những kẻ này là người Mỹ, Neerja cùng phi hành đoàn đã giấu những cuốn hộ chiếu Mỹ dưới ghế và trong thùng rác.

Kế hoạch của các tay súng là buộc các phi công phải đưa chúng đến đảo Síp và Israel – nơi mà đồng bọn của chúng đang bị giam giữ vì tội khủng bố.

Bên ngoài đường băng, giám đốc của Pan Am ở Karachi đã dùng loa để đàm phán với những tên không tặc. Ông nói với chúng rằng, chính quyền đang tìm các phi công để đưa chúng tới nơi mà chúng muốn.

Bên trong máy bay, hành khách người Mỹ 29 tuổi Rajesh Kumar bị kéo ra khỏi chỗ ngồi, quỳ xuống ngay trước một trong những cánh cửa mở. Khẩu súng luôn bị dí vào đầu anh ta. Khi không có phi công nào được đưa tới trong vòng 1 giờ, Kumar đã bị bắn chết và đưa ra khỏi máy bay.

Tình tiết này làm thay đổi mọi thứ. Nó cho thấy chúng là những kẻ giết người tàn nhẫn.

Khoảng 4 giờ sau đó, những tên không tặc bắt đầu cố gắng tìm người Mỹ trên chuyến bay. Tổ chức Abu Nidal mà chúng là thành viên lúc ấy đang phản đối chính sách của Mỹ ở Trung Đông.

Những người sống sót sau đó cho biết, phong thái bình tĩnh của Neerja đã giúp họ và các thành viên trong phi hành đoàn giữ vững tinh thần suốt 17 giờ bị nhốt trong chiếc máy bay. Thay vì hoảng loạn, cô vẫn phục vụ sandwich và đồ uống cho hành khách. Cô động viên họ ngay cả khi những tên không tặc đã bắn chết một hành khách và đưa anh ta ra khỏi máy bay.

Cuối cùng, khi không thể đe dọa được người Mỹ như dự tính, chúng quyết định nổ súng. Ngay lập tức, Neerja bật lối thoát hiểm để sơ tán hành khách. Một kết cục thảm khốc: 22 người bị giết, 150 người bị thương.

Neerja bị bắn chết khi che chắn những viên đạn cho 3 đứa trẻ. Cô ra đi khi chỉ còn 2 ngày nữa là tới sinh nhật lần thứ 23.

Trong số 44 người Mỹ trên chuyến bay, có 42 người sống sót nhờ lòng can đảm của Neerja. Họ gọi cô là nữ anh hùng chống không tặc.

Neerja thật (bên phải) và Neerja trong bộ phim kể về cuộc đời cô (bên trái).

Sau cái chết của Neerja, cô được trao tặng giải thưởng Ashoka Chakra – giải thưởng anh hùng thời bình cao nhất của Ấn Độ. Cô cũng là người phụ nữ đầu tiên và là người trẻ nhất được trao giải thưởng này.

Câu chuyện của cô vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho những người phụ nữ trẻ. Để tưởng nhớ tới Neerja, gia đình cô đã sử dụng số tiền hỗ trợ từ hãng hàng không Pan Am thành lập Quỹ Pan Am mang tên Neerja Bhanot.

Sứ mệnh của Quỹ là tôn vinh những người phụ nữ Ấn Độ dám vượt qua sự bất công của xã hội, ca ngợi những thành viên phi hành đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong những tình huống khó khăn.

Ngoài ra, Neerja cũng được chính quyền Pakistan trao tặng giải thưởng Tamgha-e-Insaniyat. Hình ảnh của Neerja còn được in trên tem thư của Ấn Độ để người dân mãi nhớ về cô.

Năm 2016, một bộ phim nói về cuộc đời Neerja đã được cho ra mắt, trong đó ngôi sao Sonam Kapoor đóng vai chính. Bộ phim đã giành một số giải thưởng, trong đó có giải thưởng quốc gia cho bộ phim hay nhất bằng tiếng Ấn.

Bức hình của Neerja được in trên tem thư của Ấn Độ
Theo Nguyễn Thảo/VietnamNet
Từ khóa: Khủng Bố Tiếp Viên Hàng Không. chuyến bay tử thần

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !