Xuân về trên núi cao Mường Ải

Gần những ngày cuối năm, đồng bào dân tộc các bản làng miền Tây xứ Nghệ đang phấn khởi đón xuân trong niềm tin vào một năm mới no ấm.

Ám ảnh những trận mưa bão nơi đại ngàn

Những ngày cuối tháng 12/2018, chúng tôi tìm về vùng biên xứ Nghệ- nơi mà cách đây gần 4 tháng phải chịu thiệt hại nặng nề bởi các cơn bão số 3, số 4 và những đợt mưa lũ kéo dài.

Cách trung tâm thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) khoảng 40km, cách TP.  Vinh khoảng hơn 300km, xã Mường Ải là một trong những địa phương chịu thiệt hại nhất từ  đợt mưa bão vừa qua.

Quãng đường từ thị trấn đi vào xã không dài nhưng phải mất 3 đến 4h đồng hồ, chúng tôi mới có thể tới nơi. Mặc dù mới thông tuyến trở lại nhưng đường xá vào địa phương này lại hết sức khó khăn, ngoằn nghèo, một bên là vách núi dựng đứng, bên kia là dòng suối Nậm Típ sâu thăm thẳm, giáp biên giới nước bạn Lào.

Sau những trận lũ dữ, cuộc sống người dân đã ổn định trở lại.

Toàn xã Mường Ải có 6 bản được chia thành 9 cụm dân cư với 448 hộ, 2.427 nhân khẩu. Trong đó có 279 hộ nghèo (chiếm 62%), 56 hộ cận nghèo (chiếm 12,7%), với 3 dân tộc sinh sống gồm Khơ Mú, Thái, Mông.Trận mưa bão vào tháng 8/2018 khiến 2 người dân trong xã bị nước lũ cuốn trôi dẫn đến tử vong, hàng chục ngôi nhà của người dân bị hư hỏng, sạt lở; cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại khiến đời sống của bà con gặp muôn vàn khó khăn.

Ông Lữ Quang Hưng – Chủ tịch UBND xã Mường Ải cho biết, mưa bão đã gây thiệt hại nặng nề cho địa phương. Tuyến đường từ trung tâm huyện vào xã bị sạt lở nghiêm trọng, gây chia cắt hơn một tháng. Tài sản, hoa màu, vật nuôi của người dân bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.

Cách xã Mường Ải khoảng hơn 10km, chúng tôi tiếp tục tìm về xã Mường Típ, đây cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 4 từ ngày 17 – 28/8. Mưa lũ khiến gần 100 ngôi nhà bị ngập, hư hỏng, 5 điểm trường học bị ảnh hưởng, hầu hết các đồ dùng dạy học, các phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể giáo viên, nhà bán trú cho học sinh bị sạt lở, bùn đất vùi lấp…

Vẫn chưa hết bàng hoàng, cô giáo Lê Thị Thục Hạnh – Hiệu trưởng Trường Mầm Non Mường Típ nhớ lại: “Trường bị cô lập hơn 10 ngày. Sau trận lũ dữ, chính quyền địa phương, trạm biên phòng Ta Đo cùng hàng trăm phụ huynh đã cùng nhau dọn bùn đất giúp đỡ nhà trường ổn định trở lại”. 

Hồi sinh sau lũ

Những ngày cuối năm, đi dọc tuyến đường chính từ xã Mường Ải – Mường Típ, ai cũng cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của cuộc sống bà con nơi đây, những cánh hoa đào đã bung nụ, báo hiệu mùa xuân đang tới gần. Vẫn còn đôi chút ngổn ngang trước sức tàn phá nặng nề của thiên nhiên, nhưng mọi thứ ở nơi đây như đang vào guồng trở lại.

Ông Lữ Quang Hưng cho biết thêm, ngay sau khi bão tan, Đoàn 4 Kinh tế quốc phòng, Đồn biên phòng Mường Ải, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng, máy móc khắc phục những điểm sạt lở, hỗ trợ bà con dựng lại nhà cửa  để sớm ổn định cuộc sống.

Hoa đào tại xã Mường Ải đã bung nụ, báo hiệu một mùa xuân đang cận kề.

Còn ông Hạ Bá Thái – Chủ tịch UBND xã Mường Típ chia sẻ: Ngay sau khi bão tan, lãnh đạo xã cùng với các ban, ngành, đã xuống tận các bản bị lũ lụt, sạt lở, giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, cây cối, đất đá để ổn định sinh hoạt;  Khắc phục, sửa chữa nhà cửa và trường học để ổn định việc học tập của học sinh. Đồng thời thăm hỏi và động viên các gia đình bị nạn, tăng cường các biện pháp khôi phục thiệt hại liên quan đến sản xuất.

Người dân nơi đây cho biết, chưa năm nào lại có 2 trận bão lũ liên tiếp xảy ra ngay trước thềm năm học mới. Từ Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương… có hàng chục trường và điểm trường ngập nước, bùn đất dày đặc… Nhưng cũng ở nơi đó tình người, lòng yêu thương, sự sẻ chia chưa bao giờ lại xúc động đến thế. Đó là hình ảnh 1 bí thư huyện ủy xắn quần lội trong nước lũ, vớt sách vở, đồ dùng học tập của thầy và trò. Là hình ảnh những chiến sĩ quân đội, đoàn thanh niên, và phụ huynh, người dân với cuốc, xẻng, và bất cứ vật dụng nào đến giúp nhà trường dọn dẹp vệ sinh.

Là những tấm lòng tìm đến, giúp đỡ tấm chăn, bộ quần áo, cuốn vở cho học trò. Là hình ảnh một cô giáo mầm non tìm, gom bộ thẻ chữ cái, con số bằng giấy bìa, đem ra phơi giữa sân trường nắng chang chang sau lũ. Chúng tôi rời địa phương trong chiều tối muộn, bên bếp lửa ngày đông lạnh giá nơi miền biên viễn, bà con cùng nhau quây quần, cười nói, múa lăm vông bên những chum rượu cần ấm áp. Niềm vui đón năm mới đang lan tỏa trên mỗi gương mặt tươi vui của người dân nơi đây bên những cánh hoa đào khoe sắc thắm.

Việt Hòa - Lạng Sơn

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !