Shark Tank mùa 3 tập 9:Gọi vốn 10 tỷ mở tổ hợp giải trí và cái kết "đắng" của startup

Trong tập 9, mùa 3 chương trình Shark Tank Việt Nam, nhà sáng lập của Rubiz kêu gọi 10 tỷ đồng cho 20% cổ phần công ty nhưng đã “trắng tay” ra về vì bị đánh giá quá rủi ro.

Trong tập 9 của chương trình Shark Tank Việt Nam vừa phát sóng tối qua 18/9, nhà đồng sáng lập công ty cổ phần đầu tư Rubiz - Nguyễn Thị Tâm Thơ giới thiệu Rubiz là khu phức hợp vui chơi mua sắm bằng container, 90% vật liệu xây dựng mà Rubiz sử dụng đến từ những container cũ và vật liệu tái chế. Bao gồm 200 gian hàng thời trang, ẩm thực, sân khấu, biểu diễn ngoài trời, khu vui chơi thiếu nhi.

Chia sẻ về bức tranh tài chính, Tâm Thơ cho hay sau 2,5 năm hoạt động, doanh thu năm đầu tiên thu được 9,5 tỷ đồng, năm thứ hai tăng 12 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2019 đạt 6,6 tỷ đồng. Lãi ròng 2017 đạt 1,3 tỷ đồng, năm 2018 là 2,5 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2019 là 1,3 tỷ đồng. Với 10 tỷ kêu gọi đầu tư, startup sẽ dùng 60% nhân rộng dự án hướng đến là các khu công nghiệp mà công nhân đang thiếu thốn khu vui chơi giải trí, 20% để đầu tư vào marketing, 20% cho mô hình quản lý vận hành.

Thương vụ đi đến phần gay cấn khi Tâm Thơ bất ngờ tiết lộ Rubiz hiện có 4 cổ đông chính. Tuy nhiên, nhà sáng lập Rubiz đang chiếm đến 98% cổ phần, các nhà đồng sáng lập trong đó bao gồm cả Tâm Thơ chỉ chiếm 2% cổ phần còn lại.

Thông tin trên lập tức khiến các Shark phẫn nộ, cảm thấy phi lý khi “1% đi gọi vốn thay 98%”. Bắt buộc, Hoàng Tuấn Anh - nhà sáng lập của Rubiz phải tiến vào phòng thương thuyết để đối mặt với các chất vấn từ nhà đầu tư.

Shark Đỗ Liên lên tiếng: “Chúng tôi đầu tư phải biết chủ là ai, con người mới là cái quyết định thành công còn cổ phần chiếm bao nhiêu không quan trọng”.

Quay trở lại với các câu hỏi từ nhà đầu tư, Tuấn Anh trình bày mô hình Rubiz theo đuổi đã được các nước như Malaysia, Thái Lan làm nhiều năm qua. Giúp nạn bán hàng rong dồn về một chỗ, đảm bảo được vấn đề mỹ quan đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đánh giá ý tưởng của Rubiz là hợp lý, tuy nhiên các Shark khá e ngại về tính rủi ro của dự án khi: “Điều kị nhất của mô hình bán lẻ là di dời mặt bằng” – Shark Bình nói, chưa kể Rubiz cũng đang định giá bản thân quá cao khi lợi nhuận mới chỉ dừng lại ở mức 3 tỷ đồng/năm nhưng định giá doanh nghiệp là 90 tỷ, gấp 6 lần so với tiềm năng thực sự. Do đó, lần lượt các Shark Việt, Shark Hưng, Shark Liên và Shark Dũng tuyên bố không thể mạo hiểm hơn.

Cùng quan điểm, đánh giá mô hình của Rubiz là ngắn hạn không muốn đầu tư, tuy nhiên ở phút 90 Shark Bình bất ngờ thay đổi ý kiến. Chủ tịch NextTech chia sẻ: “Đã có nhiều startup đình đám làm mô hình kinh doanh theo trends nhưng một vài năm cũng chết, lên nhanh mà xuống cũng nhanh. Chính vì vậy, mô hình kinh doanh này tôi đánh giá là ngắn hạn. Lúc đầu dự kiến không đầu tư rồi tuy nhiên, các bạn đưa ra hướng đi về các khu công nghiệp lo giải trí cho công nhân thì đó là lý do mình cảm thấy hợp lý. Định giá bạn đưa ra không tưởng, tôi đề nghị 10 tỷ cho 40% với điều kiện số tiền này đầu tư cho ít nhất 2 địa điểm khu công nghiệp phục vụ đời sống tinh thần cho công nhân”.

Chia sẻ làm 10 khu phức hợp thì cần số vốn lên đến 100 tỷ, nếu Shark đầu tư 10 tỷ cho 40% thì sẽ là rào cản bất lợi cho Rubiz kêu gọi vốn trong tương lai, Hoàng Tuấn Anh mong muốn thương lượng ở mức 20% cổ phần cho 10 tỷ đồng đầu tư.

Tuy nhiên thương vụ diễn ra bất thành khi cả hai đều không tìm được tiếng nói chung ở mức % cổ phần sở hữu. Shark Bình cho rằng chỉ đầu tư vào một dự án và ăn chia doanh số như mong muốn của nhà sáng lập Rubiz là quá rủi ro.

D. Thùy
Từ khóa: shark tank Việt Nam tập 9 mùa 3 Thương vụ bạc tỷ startup Rubiz khu giải trí cho công nhân

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.