Vở kịch 10 năm ly hôn: Chỉ là tâm lý sĩ diện hão của cha mẹ Việt

Mấy ngày nay Facebook tràn ngập chia sẻ vở kịch ly hôn sau 10 năm. Mười năm trời sống chung nhà mà như hai người dưng, tiền ai nấy xài, mạnh ai nấy sống, vì con mà sống, tới ngày con vào đại học thì lập tức ly hôn - làm thế phải chăng vì sĩ diện hão?

Đó là quan điểm của độc giả Trương Hoàng Hưng (Texza, Hoa Kỳ) về chủ đề 10 năm ly hôn, đợi con vào đại học mới chia tay.

Để có cái nhìn đa chiều từ chính độc giả, Infonet xin đăng tải bài viết của độc giả Trương Hoàng Hưng về vấn đề này. Xin lưu ý, trong bài có một số ngôn từ khá "thoáng" hoặc theo phong cách "teen" cũng được Infonet giữ nguyên để tôn trọng độc giả!

*****

Vở kịch 10 năm ly hôn: Chỉ là tâm lý sĩ diện hão của cha mẹ Việt. Ảnh minh họa

Bà con mình, nhất là mấy cô đang share ầm ầm, nào là trả thù 10 năm không muộn, nào là thanh cao hy sinh, nào là hả hê cho mày biết tay, nào là share nhẹ cho chồng xem nhé... Tôi đọc xong thấy tội nghiệp cả nhà 3 người trong câu chuyện. Cũng không định viết cái gì, coi như đọc giải trí thôi.

Nhưng mà cứ share đi share lại hoài, bữa nay "quởn" nên tám môt chút với các bạn. Các bạn hãy tưởng tượng, cả nhà sống trong một vở kịch 10 năm trời, tôi bảo đảm cả 3 nhân vật trong "vở kịch" này đều là nạn nhân, không có ai là vui.

Người vợ sống với chồng trong tâm thế chờ ngày li dị suốt 10 năm. Trong mười năm này hẳn là không có niềm vui, hạnh phúc gia đình. Nếu ra vẻ thì cũng là giả tạo, đóng cho tròn vai mà thôi. Sống vậy nó mới nặng nề làm sao?

Đời người có mấy cái 10 năm?

Đời người có mấy cái 10 năm, một khi qua đi sẽ không bao giờ có lại được, hơn nữa mỗi 10 năm là một giai đoạn khác nhau của cuộc đời. 10 năm tuổi trẻ 20 thừa nhiệt huyết nhưng thiếu sâu lắng, 10 năm tuổi trung niên 30 đầy chông gai tranh đấu nhưng thiếu sự cảm thông thấu hiểu cuộc sống.

10 năm 40 sồn sồn đang trên đỉnh cao của đời người mà cũng đầy trách nhiệm, 10 năm 50 chớm già bắt đầu tập bỏ xuống để tìm an vui. Tưởng là dũng cảm, nhưng mất mát của 10 năm khó mà bù đắp được.

Vì con, đó là lý do cao cả, nhưng thật sự đứa con có được hưởng lợi từ sự hy sinh này không? Đừng tưởng đứa nhỏ không biết gì, một khi nó có chút trí khôn là nó có thể nhìn thấy sự lãnh dạm trong gia đình nó, khi mà cha mẹ nó chỉ là hai diễn viên kịch mà thôi.

Hàng ngày khi khám bệnh, không ít lần người cha hay mẹ bảo chúng tôi vẫn tốt, thì ngay lập tức đứa nhỏ quay sang nhìn một cách khinh bỉ kín đáo. Con nít nước ngoài không phải kiểu "gọi dạ bảo vâng", có đứa còn nói thẳng là ba/mẹ nói láo. Trong con mắt của chúng nó, gia đình chỉ là một vở kịch giả dối mà thôi, mai này làm sao có thể tin vào sự tốt đẹp của gia đình chứ?

Người đàn ông thì vô tâm và cũng không có cơ hội thật sự hiểu được vợ mình hay có cơ hội sửa chữa. Đừng đòi hỏi người chồng phải hiểu cảm giác của mình, chuyện gia đình nếu có vấn đề thì ngồi xuống nói chuyện để cùng nhau giải quyết, chừng nào nói hoài cũng thế mà không chịu nổi thì thôi chia tay. Gia đình phải nói chuyện với nhau để hiểu nhau thì mới tìm ra giải pháp, im ỉm thì bố thằng nào mà biết được.

Hai vợ chồng tôi gần hai chục năm đâu phải lúc nào cũng hạnh phúc, cũng đã có những lần trên bờ vực li dị, nhưng nhờ có thể nói chuyện với nhau và cùng nhau thay đổi nên mới có ngày hôm nay. Còn sống chỉ để chờ ngày li dị thì thôi còn gì để nói nữa, 10 năm là 3.650 ngày trong cảm giác đó, nó mệt mỏi lắm, bào mòn con người ta ghê gớm lắm.

Trong vở kịch 10 năm này, ai cũng là người đau khổ (cha mẹ, đứa con), chi bằng không giải quyết được thì chia tay, biết đâu sẽ có lại được thêm 8-9 năm bình yên hạnh phúc.

Qua chuyện này tôi thấy một số vấn để của người Việt:

- Tâm lý sĩ diện của cha mẹ người Việt, thà là con gái mình đau khổ, thà là biết con không hạnh phúc, chứ li dị là mất mặt với thiên hạ.

Thiên hạ không nuôi mình ngày nào, cuộc sống mình hạnh phúc hay không là do mình quyết định, tại sao lại để thiên hạ quyết định vậy? Hy sinh con vì sĩ diện hão là ích kỷ. Ngày nào vì con mà hy sinh, tại sao bây giờ lại không thể?

- Tâm lý vì con chưa chắc là chuyện tốt, nuôi con dù thiếu cha hay mẹ mà đủ tình thương và chăm sóc chu đáo còn tốt hơn nuôi con trong sự hạnh phúc giả tạo, hoặc tệ hơn nữa trong sự bạo hành, ngược đãi.

- Tâm lý kì thị những người mẹ đơn thân. Mẹ đơn thân thì có gì xấu. Đã đến lúc nên bỏ đi những suy nghĩ cổ hủ như thế này.

- Đàn bà nên giảm bớt sự lệ thuộc vào đàn ông, còn đàn ông thì phải nên học cách chia sẻ với vợ trong cuộc sống. Bên đây tui rửa chén, trông con, dạy con học, làm việc nhà là chuyện thường ngày.

Mười năm dài lắm, nhìn lại có khi sẽ hối tiếc vì đã để nó trôi qua trong vô nghĩa. Chuyện của ai thì người nấy biết. Ai thấy hy sinh 10 năm vì con xứng đáng cũng không sao, nhưng riêng tôi thì thấy... tội nghiệp lắm!

Trương Hoàng Hưng (Texza, Hoa Kỳ)
Từ khóa: Con vào đại học mới ly hôn con vào đại học xong ly hôn 10 năm ly hôn đợi 10 năm ly hôn

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !