Không chỉ cuộc chiến Mỹ-Trung, VN phải ứng phó với nhiều cạnh tranh khác

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, là nền kinh tế mở, đương nhiên Việt Nam sẽ chịu tác động của các cuộc chiến thương mại quốc tế, điển hình như cuộc chiến Mỹ - Trung. Không những vậy, Việt Nam còn cần chuẩn bị để ứng phó với nhiều cạnh tranh khác trong tương lai.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn báo chí ngày 15/1/2019. Ảnh: Phạm Hải

Trả lời báo chí ngày 15/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết thế giới đang chứng kiến cuộc cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và cuộc chiến này đương nhiên sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam bởi nền kinh tế Việt Nam là kinh tế mở. Nếu chiều hướng thuận sẽ tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, nếu tác động ngược sẽ cản trở sự phát triển đó.

“Việt Nam không mong muốn căng thẳng thương mại tác động tới các nước khác. Hiện có nhiều đánh giá về tác động của cạnh tranh, xung đột thương mại Mỹ - Trung, nếu tiếp tục như hiện nay hoặc tiếp tục áp thuế bổ sung thì GDP toàn cầu sẽ tụt. Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đương nhiên nếu kinh tế, thương mại toàn cầu giảm, thì Việt Nam sẽ bị tác động. Do đó, chúng ta không mong muốn”, Phó Thủ tướng cho hay.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, một số nhà kinh tế nhận định rằng, nếu đánh thuế các mặt hàng như thế, mặt hàng của Việt Nam có cùng trong danh sách có thể tăng cường xuất khẩu được, tuy nhiên căn bản là nền kinh tế Việt Nam phải chống chọi được cú sốc bên ngoài, phải phát triển nền kinh tế độc lập.

“Điều cuối cùng là kinh tế chúng ta tiếp tục phát triển nhưng phải tiếp tục ứng phó không chỉ cạnh tranh hiện nay giữa Mỹ - Trung Quốc mà có rất nhiều cạnh tranh trong tương lai, kể cả các nước phát triển với nhau, chúng ta làm sao tạo ra để nền kinh tế chống lại các sức ép đó”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhắc lại quan điểm của Việt Nam là triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, trên cơ sở đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ; quan trọng là thuân thủ luật pháp quốc tế, hiến chương Liên Hợp Quốc.

Về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2018, theo Phó Thủ tướng là vẫn tiếp tục phát triển, mức độ các chuyến thăm trong năm diễn ra bình thường. Mặc dù không có các chuyến thăm cấp cao nhất như năm 2107 (năm có các chuyến thăm lãnh đạo cấp cao nhất thăm nhau: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Trung Quốc thăm Việt Nam trong cùng 1 năm là sự kiện hiếm), chuyến thăm của lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục.

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tổng kết lại 2018, con số này là hơn 100 tỷ USD về hai chiều. Đó là những mặt hết sức tích cực trong quan hệ giữa hai nước.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, Việt Nam – Trung Quốc còn những vấn đề tồn tại trong quan hệ, đó là vấn đề trên biển. “Qua các trao đổi, chúng ta vẫn tiếp tục nêu các vấn đề trong quan hệ về những diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các cơ chế của chúng ta. Hiện chúng ta có ba cơ chế trên biển với Trung Quốc. Đó là hợp tác về những vấn đề ít nhạy cảm, hợp tác phân định bên ngoài và hợp tác cùng phát triển. Các vòng đàm phán về các cơ chế này vẫn tiếp tục”, ông Phạm Bình Minh cho biết.

Về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, mặc dù có nhiều rối loạn trong chính phủ Hoa Kỳ thời gian vừa qua, song Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định quan hệ hai nước không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự thay đổi nào dù từ đảng Cộng hòa hay Dân chủ và điều đáng mừng là cả hai đảng đều rất ủng hộ quan hệ với Việt Nam.

“Trong năm 2018, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển hết sức tốt đẹp. Dù có những thay đổi, cá nhân tôi đều gặp, hội đàm với Ngoại trưởng Rex Tillerson và Ngoại trưởng Mike Pompeo của Mỹ, hai bên đều có quan hệ tốt trong công tác làm việc”, Phó Thủ tướng cho biết.

Ông Phạm Bình Minh cũng nhận định, trong năm 2018, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng là nội dung phát triển rất tốt. Ví dụ, lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam, sự kiện chưa từng có này nói lên quan hệ Việt Nam – Mỹ tiếp tục phát triển, không có gì là dấu hiệu ngừng lại trong hợp tác giữa hai bên.

Tuệ Minh
Từ khóa: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cuộc chiến Mỹ-Trung cuộc chiến thương mại quốc tế cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cạnh tranh thương mại quan hệ Việt - Mỹ quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !