'Gái ế' xinh đẹp ngán sợ Tết vì một câu nói của bác

Ngoại hình ưa nhìn, công việc nhiều người mơ ước nhưng tôi luôn phải "trốn chui trốn lủi" mỗi lần về quê khi nhà có giỗ và những ngày Tết vì câu nói 'khủng bố' của bác ruột “mày không lấy chồng đi, kẻo bác chết không được ăn cỗ!”

Lâu lâu có việc mới thu xếp để về quê được một lần, nhưng cứ về đến đầu ngõ (thậm chí có khi vừa bước lên xe khách quen từ bến xe ở Hà Nội) là tôi đã nhận được câu hỏi “bao giờ lấy chồng”, “người yêu đâu sao không về cùng”.... Ngày thường đã vậy, ngày Tết tôi càng phải nhận nhiều hơn những câu hỏi ám ảnh.

Tháng trước về giỗ ông nội tôi, vừa nắn bóp đôi chân gầy guộc đau nhức xương khớp hàng chục năm nay, bác cả đã gần 80 tuổi nhìn tôi chằm chằm rồi nói: “Mày không lấy chồng đi, kẻo bác chết mà không được ăn cỗ”. Bác nói nhỏ, nói nhẹ thôi mà tôi... “chết sững” một hồi. Ừ, bác yếu rồi, bố mẹ cũng già rồi, và mình cũng không còn trẻ, sao chưa lấy chồng? Nhiều lần băn khoăn về việc này, rồi trở lại Hà Nội với guồng quay công việc, thời gian cứ thế trôi tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, tôi lại chép miệng: Vạn sự tùy duyên!

Một tấm hình được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi thể hiện sự cảm thông của những người trong gia đình có "cháu gái chưa chồng". (Ảnh: Internet)

Cái sự trốn tránh chuyện lấy chồng của tôi khiến bố mẹ bắt đầu bất an. Tôi 32 tuổi, ngoại hình ưa nhìn, học hành thành đạt, công việc cũng đã tạm ổn định, về nữ công gia chánh, tề gia nội trợ có lẽ cũng không quá tồi. Ấy thế mà... Ở quê nghe đâu cũng có vài người tìm hiểu, rồi người ta đoán già đoán non rằng cái cô này kiêu, cô này kén, cô này tham việc, cô này ham chơi... nên chưa chịu lấy chồng. Bố mẹ than phiền nhưng tôi cũng cứ...ì ra.

Giục lấy chồng mãi không “giải quyết” được, mẹ tôi và các chị họ bắt đầu nói đến chuyện...sinh con. Sau “con gái có thì” lại đến “sinh con có tuổi”, mẹ và các chị bảo tôi càng lớn tuổi càng khó sinh con và nguy cơ sinh con ra kém thông minh nên càng giục tôi tính chuyện chồng con đi. Nói đi nói lại nhiều lần làm tôi cũng chột dạ.

Trong xã hội ngày nay, chuyện lập gia đình muộn không còn hiếm, nhưng ở quê, cha mẹ vẫn lo ngay ngáy “con gái lớn trong nhà như quả bom nổ chậm”; rồi nhìn nhà hàng xóm “bằng tuổi con gái mình chúng nó đã con bồng con bế”, những người làm mẹ cũng không khỏi chạnh lòng. Biết nỗi lòng cha mẹ là thế, song tôi cũng chẳng “tiến bộ” nổi, tôi vẫn quẩn quanh với công việc và những người bạn mà không tự giải quyết việc ...lấy chồng.

Thực tế thì tôi cũng đã từng có ý định kết hôn, nhưng có lẽ duyên số chưa đến. Rồi lại nhìn xung quanh nhiều cặp đôi trẻ tình yêu “sớm nở tối tàn”, vội vã kết hôn rồi lại vội vã ly hôn khiến tôi sợ hãi. Loay hoay trong những mớ suy nghĩ rối bời về hôn nhân, gia đình, tôi không biết mình “ế” vì kén hay vì chưa đủ bản lĩnh để bước chân vào hôn nhân nữa.

"Bao giờ lấy chồng" - câu hỏi ám ảnh với những cô gái mỗi dịp Tết. (Ảnh minh họa)

Câu hỏi ấy lại làm tôi phải day dứt rất nhiều mỗi khi sắp nghỉ Tết, nhất là từ năm bước sang tuổi 30. Nếu không về quê, tôi có thể đi du lịch hoặc vô tư làm những việc mình thích mà chưa có cơ hội làm khi còn quá bận rộn. Nhưng tôi sinh ra ở quê, gia đình tôi còn ở đó, tôi đi làm cả năm về được bao nhiêu lần, Tết mà không về đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi họ hàng thì Tết còn gì ý nghĩa nữa. Tết đến, tôi chỉ mong được đoàn tụ, an vui bên gia đình, nghỉ ngơi thoải mái để tái tạo sức khỏe, bắt đầu một năm mới đầy hứng khởi để công việc hiệu quả, hanh thông...

‘Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng’, đó không chỉ là truyền thống mà còn là nghĩa vụ của người làm con đối với cha mẹ, con cái hạnh phúc thành đạt là thể hiện đạo hiếu kính đối với đấng sinh thành... Thế nhưng, hôn nhân đâu phải chuyện mua mớ rau con cá. Khi gặp người phù hợp, cùng quan điểm, cùng chung chí hướng, suy nghĩ; biết quan tâm nhau chân thành, sẻ chia công việc và cùng xây dựng vun đắp hạnh phúc gia đình thì có lẽ bố mẹ muốn cản cũng khó.

P.L
Từ khóa: gái ế lấy chồng Tết lập gia đình muộn

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Thu Quỳnh chia sẻ làm mẹ đơn thân lần 2

Nữ diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ, cô luôn tin hạnh phúc chính là một sự lựa chọn khi quyết định có con lần thứ 2 và một lần nữa làm mẹ đơn thân.

Bông hồng đất Bắc thành nữ hoàng vũ trường Sài Gòn xưa và vụ đánh ghen chấn động

Sở hữu khuôn mặt đẹp, làn da trắng hồng cùng đôi chân dài điệu nghệ, đôi mắt lẳng lơ, cô gái được mệnh danh là “bông hồng đất Bắc” Nam tiến, khuynh đảo các sàn nhảy và trở thành "nữ hoàng vũ trường" của Sài Gòn xưa.

Cuộc tình kỳ lạ của mỹ nữ được giới ăn chơi Sài Gòn xưa cung phụng

Cô Ba Trà được vô số công tử hào hoa, đại điền chủ, thậm chí giới công chức giàu có mê đắm, ngỏ lời cưới xin. Thế nhưng, "hoa khôi" của Sài Gòn xưa bỏ qua tất cả và có cuộc tình kỳ lạ với một thanh niên vô danh.

Lén gửi tiền nuôi con riêng, tôi rơi nước mắt khi nghe vợ nói mấy câu

Mấy năm nay, tôi đều lén lút gửi tiền cho con riêng qua tài khoản của vợ cũ. Ngoài tiền, tôi còn kèm những món quà như quần áo, đồ dùng học tập và đồ chơi để con cảm nhận được sự quan tâm của bố.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Đang cập nhật dữ liệu !