Đối thoại với lãnh đạo TP.HCM: Học sinh “kêu” vì quá nhiều bài tập về nhà

Trong chương trình lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ thiếu nhi đầu năm Kỷ Hợi 2019, các em học sinh đã nêu lên những vấn đề về áp lực bài vở cũng như ô nhiễm môi trường.

Các em bày tỏ ý kiến trong buổi gặp gỡ lãnh đạo TP.HCM đầu năm mới. Ảnh: Hoài Nam

Chương trình lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ thiếu nhi đầu năm Kỷ Hợi 2019 diễn ra ngày 16/2 mang chủ đề "Đội viên, học sinh thành phố chung tay bảo vệ môi trường". Nhưng cũng như các năm trước, nhiều học sinh tiếp tục bày tỏ các vấn đề liên quan đến áp lực học tập.

Em Đồng Vân Anh (Trường THCS Trung Lập, Củ Chi) cho biết, những ngày Tết vừa qua, em và bạn bè trong lớp chỉ chăm chăm làm bài tập vì giáo viên giao bài về nhà rất nhiều. Đến tối mùng 6 Tết, em vẫn phải tranh thủ làm cho xong để kịp mùng 7 đi học lại. Vân Anh mong muốn, các lãnh đạo có ý kiến để giảm áp lực bài vở cho học sinh trong các dịp nghỉ lễ.  

Em Huỳnh Thị Thùy Dương (Trường THCS Tân Tạo, Q. Bình Tân) cho biết, hàng ngày các em phải làm bài tập rất nhiều, học từ sáng đến tận trưa, có hôm 12h mới được nghỉ ngơi dẫn đến sự mệt mỏi, uể oải.

170 học sinh đã tham gia đối thoại cùng lãnh đạo thành phố. Ảnh: Hoài Nam

Trước thực tế mỗi ngày đi học phải mang rất nhiều sách vở, em Trương Tấn Phát (Trường THCS Hoàng Quốc Việt, Q.7) dẫn chứng, có những hôm học 8 tiết, chỉ riêng vở viết em đã phải mang hơn chục cuốn, chưa kể đến sách giáo khoa. Phát cho rằng, với những môn học ngắn gọn như Giáo dục công dân, Lịch sử hay môn Mỹ thuật, Kỹ thuật, học sinh có thể tích hợp ghi chung trong một cuốn để tối giản cho học trò.

Không chỉ học sinh bị áp lực, chính các em còn nhìn ra vấn đề áp lực của các thầy cô mình. Em Võ Ngọc Thủy Tiên (Trường Nguyễn Văn Luông, Q.6) lên tiếng "xin" các bác lãnh đạo hãy giảm áp lực cho giáo viên. Thủy Tiên cho biết, hiện giáo viên đang bị áp lực thi đua, xét lớp nào có nhiều học sinh giỏi, điểm cao... nên khi lên lớp thầy cô bị dồn nén, chạy đua về kiến thức làm cho học sinh rất khó để tiếp thu và gây sự mệt mỏi, căng thẳng cho thầy trò trong mỗi tiết học.

Chia sẻ về các vấn đề môi trường mà bản thân quan tâm, em Vũ Đình Thi (Trường THCS Cần Thạnh, huyện Cần Giờ) cho biết, khu vực biển Cần Giờ hiện đang có nguy cơ ô nhiễm vì người dân và du khách hay xả rác, vỏ cua, ghẹ, ốc xuống bãi cát, xuống biển khiến một số khu vực đầy rác thải và bốc mùi hôi khó chịu. Các cơ quan cần lắp đặt các thùng rác công cộng và tuyên truyền người dân không xả rác để bảo vệ môi trường biển Cần Giờ.

Các em còn bày tỏ ý kiến về quy định hạn chế tối đa sử dụng đồ dùng nhựa và túi ni lông để bảo vệ môi trường một cách lâu dài; vấn đề xả rác bừa bãi gây nghẹt cống rãnh dẫn đến tình trạng ngập nước khi có mưa lớn; vấn đề triều cường gây ngập nước ở huyện Nhà Bè gây khó khăn cho việc đi lại của học sinh cũng như đề xuất sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sống hàng ngày…

Chương trình lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ thiếu nhi đầu năm là hoạt động thường niên của TP.HCM để lãnh đạo lắng nghe, ghi nhận ý kiến của thiếu nhi, học sinh về các vấn đề trong đời sống.

Năm nay, TP.HCM có 170 em đội viên, thiếu nhi tiêu biểu của thành phố tham dự chương trình.

Bạch Dương
Từ khóa: đối thoại lãnh đạo TPHCM học sinh thiếu nhi gặp gỡ thiếu nhi đầu năm đối thoại thiếu nhi áp lực bài vở bài tập về nhà ô nhiễm môi trường áp lực học tập giáo viên

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !