Không chỉ nhôm Trung Quốc, nhiều hàng hóa khác có khả năng "đội lốt" hàng Việt

Lực lượng chức năng liên tục phát hiện các lô hàng xuất xứ Trung Quốc nhưng lại gắn mác Việt Nam với mục đích xuất khẩu đi các nước.

Ngày 28/10 vừa qua, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang tạm giữ lô hàng nhôm rất lớn trị giá hơn 4 tỉ USD chủ yếu nhập từ Trung Quốc định “đội lốt” xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ và một số nước khác, tuy nhiên lô hàng này đã được lực lượng Hải quan ngăn chặn kịp thời. 

Kho nhôm khổng lồ trị giá hơn 4 tỷ USD được Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát hiện hiện đang nằm tại cảng Bà Rịa

Để xác minh làm rõ vụ việc, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Hải quan Mỹ. Đặc biệt, các đặc vụ của Bộ An ninh nội địa Mỹ đã đến Việt Nam để phối hợp điều tra. Theo thông tin từ Hải quan Mỹ, kể cả khi doanh nghiệp dùng thủ đoạn nhập khẩu nhôm thanh, nhôm thỏi, nhôm thành phẩm về đưa vào lò nấu thành nhôm thỏi rồi cán thành nhôm thanh cũng không đủ điều kiện có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi. Theo báo cáo của Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu, số lượng nhôm tồn lên đến 1,8 triệu tấn với trị giá khoảng hơn 4 tỷ USD.

Đây không phải là vụ duy nhất giả xuất xứ hàng Việt Nam. Ngày 2/11, một container hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng giả mạo xuất xứ Việt Nam với giá trị hơn 600 triệu đồng vừa bị các cơ quan chức năng tại TP.HCM phát hiện. Số hàng hóa nói trên do Công ty TNHH Cao su Talalay Việt Nam khai báo và cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ Trung Quốc nhằm được hưởng thuế suất ưu đãi. Tổng giá trị hàng hóa là 591 triệu đồng.

Cục Hải quan TP.HCM cho biết, có thể doanh nghiệp muốn vận chuyển bất hợp pháp hàng hóa nhập từ Trung Quốc nhưng mang nhãn xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi quốc gia khác. 

Hay cũng mới đây, lực  lượng Hải quan đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời một lô hàng xe đạp Trung Quốc giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu. Lô hàng này gồm 313 chiếc xe đạp với trị giá trên 26.000 USD do Công ty TNHH xe đạp E - một doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan KCN Sóng Thần (Bình Dương). Theo khai báo của doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu là xe đạp thực hiện lắp ráp tại Việt Nam, xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua soi chiếu và kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan phát hiện trên bao bì đóng gói cũng như trên sản phẩm xe đạp đều được ghi chữ “Made in Vietnam”.

Bộ Công Thương đã lưu ý, số liệu cho thấy nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc trong báo cáo 9 tháng đầu năm 2019 tăng mạnh.

Do vậy Bộ Công Thương gia tăng lo ngại hiện tượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mượn Việt Nam để lẩn tránh xuất xứ, rồi tái xuất đi Mỹ để né thuế. Nhất là trong bối cảnh, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng đang tăng mạnh trong thời gian qua.

"Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng nhanh có thể kéo theo hệ lụy về việc tăng kiểm soát nhập khẩu từ Việt Nam và Việt Nam dễ vào tầm ngắm của việc kiểm tra tránh hàng Trung Quốc đội lốt vào Mỹ, ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến cả đầu tư", Bộ Công Thương lo ngại.

Không chỉ mặt hàng thép, nhiều mặt hàng khác như nông sản, gỗ… cũng có khả năng 'đội lốt' xuất xứ hàng của Việt Nam.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra đến nay, đã có rất nhiều cảnh báo về vấn đề hàng Trung Quốc mượn đường Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Trong đó, đáng lưu ý là sản phẩm gỗ dán.

Mỗi năm, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 80 tỷ USD gỗ dán sang Mỹ, gồm có gỗ dán gỗ cứng và gỗ dán gỗ mềm. Việt Nam hiện chưa xuất khẩu gỗ dán gỗ mềm. “Cần chú ý, thuế xuất khẩu gỗ dán gỗ cứng sang Mỹ lên tới 183% nhưng thuế xuất khẩu gỗ dán gỗ mềm hiện là 0%, do đó Việt Nam cần đề cao cảnh giác việc bị lợi dụng để xuất khẩu mặt hàng này. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt 50 triệu USD, nhưng đến năm 2018, con số này đã tăng vọt tới 290 triệu USD, một sự bất thường đáng báo động”, ông Quyền nhấn mạnh.

Một thực trạng đáng nói là có tới 70% trong số hơn 800 doanh nghiệp gỗ dán Việt nhận vốn đầu tư từ Trung Quốc hoặc Đài Loan.

Theo ông Quyền, cảnh báo về nguy cơ gỗ dán Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam là có thật, các bộ, ban ngành cần có tránh nhiệm giải quyết bài toán này để tránh nguy cơ trừng phạt từ Mỹ cũng như tạo cơ hội cho doanh nghiệp gỗ dán Việt Nam cạnh tranh và phát triển.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc giả mạo xuất xứ hàng hóa của Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ 3 với mục đích tận dụng ưu đãi về thuế tại thị trường Việt Nam, nhất là khi vừa qua thế giới xảy ra cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nên điều này khiến các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp Việt Nam hết sức phải quan tâm.

Như mặt hàng nhôm, do chênh lệch thuế suất vì nếu nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, nhưng nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%.

“Bộ Công Thương cũng đã có cảnh báo về việc này và cho rằng đây là điều cần hết sức lưu ý. Nếu cộng đồng doanh nghiệp không cẩn thận, chỉ vài doanh nghiệp được hưởng lợi nhưng nhiều ngành nghề khác và tất cả các doanh nghiệp khác sẽ bị nhiều quốc gia xuất khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam như đối với một số ngành thép, nhôm…”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh.

D. Thùy

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.