Nghịch lý THPT quốc gia: 30 điểm trượt đại học, thủ khoa bị trả về

Năm 2017 điểm chuẩn có ngành thuộc khối trường công an lên tới 30,5 điểm. Năm 2018 hàng loạt thủ khoa "rởm" đã bị trả về địa phương sau khi phát hiện nâng điểm.

Năm 2017, kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên được tổ chức ở 63 tỉnh thành. Sau khi kỳ thi kết thúc, nhiều ý kiến tranh luận trên mạng xã hội về việc coi thi năm vừa qua giảm áp lực đi lại và chi phí cho thí sinh, nhưng còn nhiều bất cập khi không thể hiện sự công bằng, nghiêm túc ở địa phương.

Nghịch lý chưa từng xảy ra

TS Lê Viết Khuyến cho rằng những năm qua đề thi chưa tiêu chuẩn hóa, kỳ thi chưa công bằng. Ảnh: Đức Phạm.

Cũng trong năm này, nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học được dư luận quan tâm. Cụ thể, sau khi các trường công bố điểm trúng tuyển, nhiều thí sinh bất ngờ khi điểm chuẩn năm nay được cho là cao kỷ lục trong nhiều năm. Điểm chuẩn D01 đối với nữ ngành Ngôn ngữ Anh (Học viện An Ninh Nhân dân) lên đến 30,5. Học viện Kỹ thuật Quân sự và Học viện Quân y cũng có ngành lấy 30 điểm. Các trường đại học khối y dược, điểm trúng tuyển cao chót vót, có ngành cao nhất từ trước đến nay.

Sang năm 2018, vụ gian lận thi cử gây chấn động dư luận tại ba tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Tại Hà Giang, 114 thí sinh với 330 bài thi có tổng điểm chênh lệch so với ban đầu. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm chấm thẩm định, 68 sinh viên Hòa Bình và Sơn La bị buộc thôi học hoặc tự nghỉ.Một nghịch lý khác lại đặt ra đó là rất nhiểu thủ khoa bị trả về địa phương vì được nâng điểm. Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội là T.P.T. đến từ Hòa Bình được nâng lên tới 14,85 điểm. Thí sinh T.A.Đ xét tuyển theo khối A1 (Toán, Lý, Anh) với 27,9 điểm (chưa cộng điểm ưu tiên) trở thành Thủ khoa khối A1 của Học viện Cảnh sát nhân dân. Sau khi bị trả về điểm thực, thí sinh này được nâng đến 16,5 điểm.

Nói về những nghịch lý của kỳ thi THPT quốc gia, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, chia sẻ với những cải tiến mới trong kỳ thi năm 2019, ông không dám chắc mọi tiêu cực sẽ được triệt tiêu hoàn toàn. Tuy nhiên, cách tổ chức thi và chấm thi của Bộ GD&ĐT có cải thiện hơn so với các năm trước.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên nhân của những "lộn xộn" nói trên do Bộ GD&ĐT đưa ra đề thi mang tính chất tiêu chuẩn hóa nhưng chưa hiệu quả. Kết quả cho thấy năm thì đề thi quá dễ, năm lại quá khó.

Với những cuộc thi có quy mô lớn, đề thi phải được lấy từ ngân hàng đề đã được thử nghiệm trong thực tế, đảm bảo các tiêu chuẩn, phù hợp với trình độ số đông người học. Điều này khác hoàn toàn so với cách làm đề theo lối truyền thống. Khi đó người thầy cảm nhận đề dễ hoặc khó, chứ không xuất phát từ người học.

TS Lê Viết Khuyến hy vọng kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ GD&ĐT sẽ có nhiều thời gian để thực hiện bộ đề, được thử nghiệm trên hàng triệu học sinh chứ không phải dừng lại con số hàng nghìn hay trăm nghìn em. Có như vậy đề thi mới mang lại kết quả tốt hơn.

Để khắc phục nguyên nhân xảy ra nghịch lý gian lận điểm thi, TS Lê Viết Khuyến thông tin với quy mô học sinh đông như hiện tại, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức tại địa phương là cách làm đúng.

Tuy nhiên, để kỳ thi diễn ra an toàn hơn, TS Lê Viết Khuyến cho hay phải đặt trách nhiệm nặng nề hơn cho người đứng đầu địa phương khi có sai phạm xảy ra. Đồng thời camera giám sát ở các phòng thi, nơi lưu trữ bài thi phải được công khai. Camera khi lắp nội bộ vẫn có kẽ hở cho gian lận khi cả hội đồng thi cùng chung kế hoạch thay đổi điểm số.

“Chỉ khi nào xã hội có thể công khai giám sát lúc đó người có ý định gian lận mới không dám làm và người dân mới yên tâm hơn” - TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm.

Lo lắng tính nghiêm túc khi thi ở địa phương

Sơn La là một trong những địa phương xảy ra gian lận thi cử. Ảnh: Ngọc Tân.

Tại hội thảo Kinh nghiệm quốc tế và mô hình đánh giá để công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông cho Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh, đã có những phát biểu thẳng thắn về cách tổ chức thi.

Theo ông Dũng, cách tổ chức thi hiện nay có thể tạo ra rủi ro. Bởi Bộ GD&ĐT không biết các Sở GD&ĐT làm thế nào, còn bản thân ông là giám đốc sở nhưng lại lo không biết các điểm thi trên địa bàn mình làm thế nào."Bộ GD&ĐT thì lo những điểm thi cách xa trung tâm như Tây Bắc, Tây Nguyên còn chúng tôi lại lo những điểm thi cách sở 50-70 km. Tôi lo từ khâu bảo quản đề thi, bài thi... mỗi lần thế lại 'lên một cơn đau tim' vì quá nhiều nguy hiểm", ông Dũng phát biểu.

Theo ông Dũng, mỗi lần Bộ GD&ĐT cải tiến để làm kỳ thi tốt hơn, Sở GD&ĐT lại phải lo rất nhiều việc khác kèm theo. Trong đó, ông Dũng thấy bất cập ở việc phân quyền chưa hợp lý và áp lực đang dồn về địa phương. Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho hay gian lận thi cử theo cách Hòa Bình, Sơn La làm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Còn PGS Lê Đức Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, cũng đặt vấn đề: "Cách đánh giá hơn 90% học sinh tốt nghiệp thì làm sao mà thúc đẩy các trường THPT nâng cao chất lượng?".

Ông Lê Đức Ngọc đánh giá nguyên nhân laf Bộ GD&ĐT phân quyền cho địa phương quá lớn, từ tổ chức thi cho đến chấm thi, chưa áp dụng được công nghệ hiện đại nên kỳ thi còn nhiều tiêu cực.

Theo zing.vn

Từ khóa: thi THPT quốc gia nghịch lý thi THPT quốc gia thủ khoa rởm nâng điểm gian lận thi cử

Ngọc Trinh khoe vẻ sexy, Quốc Trường than là ông chủ vẫn tự tay sửa điện

Ngọc Trinh lấy lại phong độ, khoe vẻ sexy sau thời gian tập luyện chăm chỉ. Diễn viên Quốc Trường than là ông chủ vẫn phải sửa điện.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

Đang cập nhật dữ liệu !