Đắk Nông: Mạnh tay xử lý sai phạm về rừng

Là tỉnh có đất đai màu mỡ với những khu bảo tồn, vườn quốc gia nổi tiếng như Nam Nung, Tà Đùng, trong những năm qua Đắk Nông luôn đặt vấn đề bảo vệ, phát triển rừng lên hàng đầu trong kế hoạch hàng năm.

Lên phương án chống cháy mùa khô

Để các diện tích rừng được bảo tồn và phát triển, tỉnh Đắk Nông đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2018 – 2020 sẽ trồng mới 4.034 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh khoảng 2.023 ha rừng và nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 42%. Cụ thể, tính sẽ thực hiện giao khoán, bảo vệ hiệu quả khoảng 124.595 ha rừng cho các địa phương, hộ gia đình, cộng đồng; khoán bảo vệ 92.332 ha rừng ở các xã khó khăn; hỗ trợ bảo vệ diện tích rừng đặc dụng 271.741 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng vùng đệm với khoảng 15.438 ha cho 75 hộ.

Sau 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 886 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích rừng sản xuất, khoanh nuôi tái sinh hằng năm ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm, người dân và các thành phần kinh tế trồng mới trên 1.943 ha rừng. Chỉ tính riêng năm 2018, toàn tỉnh trồng được 1.630 ha/1.834 ha rừng và tập trung chăm sóc khoảng 4.000 ha diện tích rừng trồng giai đoạn trước đó.

Để chuẩn bị ứng phó các tình huống xấu có thể xảy ra trong mùa khô 2018 – 2019, ngay từ đầu mùa khô, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Trong năm 2018, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức 04 lớp (150 người tham gia) tập huấn nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho công chức Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng trên địa bàn tỉnh; tổ chức diễn tập chữa cháy rừng cấp huyện tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa với 184 lượt người tham gia và thu hút đông đảo người dân địa phương chứng kiến, cổ vũ; thực hiện công tác cảnh báo cháy rừng trên trang thông tin của Chi cục Kiểm lâm; đồng thời, chỉ đạo hạt kiểm lâm các huyện, thị xã Gia Nghĩa tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, bổ sung các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên đôn đốc các đơn vị chủ rừng triển khai các hạng mục công trình phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án được phê duyệt.

Theo số liệu thống kê, trong mùa khô 2018-2019 toàn tỉnh có khoảng 112.922 ha rừng dễ cháy, trong đó có 97.042,25 ha rừng tự nhiên và 25.880 ha rừng trồng. Đặc biệt, vào mùa khô, cũng là mùa người dân phát dọn nương rẫy nên những khoảnh rừng gần khu dân cư, khu sản xuất sẽ là vùng có nguy cơ cháy cao. Trong khi đó thời tiết giai đoạn này được dự báo có những diễn biến phức tạp. Các hiện tượng thời tiết bất thường, khô hạn diễn ra trên diện rộng và thời gian kéo dài tại nhiều địa phương, vì vậy mới bước vào đầu mùa khô nhưng cảnh báo nguy cơ cháy rừng đã ở cấp cao nhất – cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Chuẩn bị cây giống trồng rừng (Ảnh minh họa)

Xử lý hàng trăm người vi phạm

Nhận định về tình hình tội phạm hủy hoại rừng, vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản và năm 2018, UBND tỉnh cho biết cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng ngừa, ngăn chặn phá rừng; các ngành, lực lượng chức năng triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và đấu tranh xử lý các đường dây, đối tượng chặt phá rừng, mua bán đất rừng trái phép, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, do đó tình trạng hủy hoại, lấn chiếm, mua bán đất rừng trái phép được kiềm chế, giảm mạnh, không để xảy ra tình trạng phá rừng với diện tích lớn. 

Tuy nhiên, một số địa bàn do sự quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, giám sát, thậm chí có tình trạng cán bộ có thẩm quyền nhận hối lộ, tiếp tay, làm ngơ dẫn đến xảy ra một số vụ phá rừng, vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và tàng trữ, vận chuyển lâm sản. Tình trạng, lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái phép vẫn tiếp diễn nhưng công tác phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn.

Tử đầu năm đến nay đã phát hiện, khởi tố 33 vụ 62 bị can về hành vi hủy hoại rừng, vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, 2 vụ 5 bị can đưa, nhận hối lộ, 2 vụ 3 bị can lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; kết luận điều tra, đề nghị truy tố 19 vụ 73 bị can; chuyển cơ quan chức năng xử lý 78 vụ 70 đối tượng. Đặc biệt, co quan chức năng đã phối hợp với các Cục nghiệp vụ, Bộ Công an tổ chức bắt, điều tra xử lý vụ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, xảy ra tại huyện Cư Jút do đối tượng Phan Hữu Phượng cầm đầu, đã khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 10 bị can, thu giữ 415 m3 gỗ.

PV
Từ khóa: Đắk Nông Nam Nung Tà Đùng rừng tài nguyên rừng

Xúc động hình ảnh chiến sĩ cảnh sát cơ động tặng còi cho cháu bé bên đường

Chiến sĩ cảnh sát cơ động bất ngờ lấy chiếc còi trong túi áo, quàng vào cổ cháu bé đang đứng bên đường vẫy chào.

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

MC Tuấn Tú: Vợ đòi chia cát-sê phim của tôi

Diễn viên, MC Tuấn Tú chia sẻ, vợ anh là người hiểu chuyện, thúc đẩy chồng quay lại với niềm đam mê diễn xuất.

Hình ảnh xinh đẹp của BTV Thu Hà thời sự đang tác nghiệp ở Điện Biên

Có mặt tại Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, BTV Thu Hà coi đó là niềm vinh hạnh lớn. Cô gây ấn tượng khi mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái.

MC Mai Ngọc 'sống tự tin, đẹp chủ động' sau khi chia tay chồng doanh nhân

MC Mai Ngọc luôn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi sắc vóc gợi cảm và làn da trắng. Cô chia sẻ hiện tại chọn cách sống tự tin, đẹp chủ động.

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !