Văn hóa “đón khách” của người Việt: Bị cấm đường, đi đường khác cũng không sao

Ngày 27/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un chính thức có buổi tiếp xúc đầu tiên trong khuôn khổ thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội. Đây không chỉ đơn thuần là sự kiện chính trị mang tầm quốc tế, mà còn thể hiện văn hóa “đón khách” của người Việt Nam

Mấy ngày này, khi bước xuống phố của thủ đô Hà Nội, người ta dễ dàng bắt gặp những chậu hoa rực rỡ cùng cờ ba nước Mỹ - Triều Tiên – Việt Nam được treo cẩn thận, bay phấp phới trong gió. Đi thêm một đoạn, lại thấy vài cô chú môi trường đang dọn dẹp đường phố, nhanh nhẹn bê cây này ra chỗ kia hay trồng thêm cây xanh sao cho nhìn thật đẹp, thật lung linh. Có lẽ văn hóa “đón khách” của người Việt mình vốn là vậy đấy?!

Biểu tượng bắt tay vì hòa bình và lá cờ của Mỹ - Triều Tiên – Việt Nam được trang trí khắp đường phố Hà Nội (Nguồn: Vietnambiz)

Đó là văn hóa “nhịn miệng đãi khách”

Người Việt mình xưa vốn thường có câu “nhịn miệng đãi khách” để nói đến sự hiếu khách, thân thiện của người dân Việt Nam và đến tận bây giờ nó vẫn luôn đúng. Trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra, Việt Nam đã vinh dự được đón nhiều bậc lãnh đạo nổi tiếng khác, cũng đã trở thành địa điểm tổ chức của nhiều sự kiện quan trọng. Còn nhớ năm 2016, khi Tổng thống Obama đang đương chức, ông đã tới Hà Nội. Khi ấy Hà Nội cũng như bây giờ, mọi công tác chuẩn bị đón tiếp đều rất chu đáo. Người dân ai cũng vui vẻ, háo hức ra đường để được nhìn trực tiếp con người vĩ đại ấy một lần và câu chuyện về quán phở trên phố sau lần Tổng thống Obama ghé thăm, quán ấy đã được nhắc đến với tên gọi thân thương là “quán bún chả Obama”. 

Với hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, một lần nữa, người Việt mình lại “khoe” được cho cả thế giới thấy văn hóa “đón khách” của đất nước Việt Nam như thế nào. Có những con số khá thú vị như 4.000 cột cờ nơi tung bay 3 lá quốc kỳ của Việt Nam - Hoa Kỳ - Triều Tiên, phía dưới là biểu tượng cái bắt tay hòa bình, 4.000 giỏ hoa tươi được “đính” khắp các tuyến phố cùng 500.000 cây xanh lần lượt được tỉa cành, công nhân làm việc xuyên đêm “vá” lại những con đường cũ (theo trang tin tức Kênh 14).

Người dân háo hức, vui vẻ đi ra đường để vẫy tay đón Chủ tịch Kim Jong Un đến Hà Nội (Nguồn: Zing.vn)

Sáng ngày 26/2, khi đoàn xe chở Chủ tịch Kim Jong Un tiến vào thành phố Hà Nội, người người náo nức, rủ nhau ra đường, có lẽ không nói quá nếu ví người dân mình như đang đi trẩy hội vậy. Cho dù những ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh, nhiều tuyến đường bị chặn, song có vẻ với người dân, đó không phải là vấn đề gây khó chịu. Anh Nguyễn Hoàng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Việc Việt Nam được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên đã là niềm vui, niềm tự hào đối với người dân nên nếu có bị chặn đường, phải đi vòng đường khác cũng không sao”. 

Phải rồi, niềm tự hào, văn hóa “đón khách” của người Việt mình đâu chỉ xuất phát từ bản tính hiếu khách, từ sự cởi mở, thân thiện vốn có, mà hơn cả, “đón khách” chu đáo chính là một cách để thể hiện niềm tự hào, niềm vinh dự của chủ nhà đối với khách quý.

Đó là niềm tự hào dân tộc

Việt Nam chúng ta luôn được biết đến với tư cách là một nước độc lập, tự do, là biểu tượng cho sự hòa bình và vì lẽ ấy, sự kiện hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lựa chọn diễn ra tại thủ đô Hà Nội, đó thực sự là niềm tự hào của người dân đất Việt. “Tôi tự hào là người Việt Nam! Tiếng nói và vị thế của Việt Nam ngày một lớn trên thế giới”, anh Nguyễn Văn Trung, một kỹ sư xây dựng chia sẻ (theo báo Việt Nam Mới). Nếu những người trẻ cảm thấy tự hào một thì với những người đã ở độ tuổi xế chiều, sống quá nửa đời người thì niềm tự hào trong họ còn lớn hơn rất nhiều lần. “Việt Nam là một đất nước yêu hòa bình, là nơi luôn đặt nền hòa bình lên hàng đầu nên nó là điểm kết giao lý tưởng cho những quốc gia yêu chuộng hòa bình. Hy vọng rằng, Việt Nam lần này sẽ góp một tiếng nói tích cực cho mối quan hệ giữa hai nước Mỹ - Triều Tiên”, ông Khai (70 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù không có điều kiện lên phố ngắm nhìn sự thay đổi của Hà Nội nhưng mỗi ngày ông đều theo dõi tin tức về sự kiện trọng đại này qua báo đài. Nhiều người bán hàng quanh khu Cầu Giấy cũng vậy, con đường nơi họ buôn bán không bị chặn, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường nhưng họ đùa vui rằng chắc mấy ngày này phải đóng cửa hàng để đi đón Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un. 

Cà phê Giảng được chọn làm thức đồ uống phục vụ cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên (Nguồn: Thanhnien.vn)

Việt Nam giờ đây, đã có sự phát triển nhất định về kinh tế - xã hội – văn hóa. Câu chuyện về thương hiệu ô tô Việt Nam VinFast có lẽ là ví dụ điển hình cho những gì người Việt mình đã làm được, để rồi đến bây giờ, khi nhắc đến, chúng ta vẫn cảm thấy tự hào biết nhường nào. Và Việt Nam đâu chỉ có từng ấy, chúng ta còn có những tòa nhà cao ốc đồ sộ, có những tuyến đường lớn, có những món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực của người Việt như: Phở Thìn, Cà phê Giảng hay bánh xèo, cốm… tất cả đều là những thứ, những điều tạo nên hình ảnh Việt Nam thật đẹp, thật đáng tự hào trong mắt bạn bè quốc tế mà chúng ta, những con người mang trong mình dòng máu đất Việt, chỉ muốn khoe ngay lập tức với họ và thủ thỉ: Tôi tự hào khi là người Việt Nam lắm!

Tuy nhiên, thật đáng buồn khi vẫn có những người đi ngược lại văn hóa “đón khách” vốn vô cùng đẹp của người Việt Nam. Vài người cho rằng chắc chỉ có khách đến chúng ta mới chuẩn bị chu đáo đến vậy hay tội gì phải mất công đón tiếp cầu kì như thế. Có lẽ những con người ấy không hiểu rằng, việc người dân mình chuẩn bị nhiều đến vậy, để Việt Nam đẹp đến thế trong mắt bạn bè quốc tế là cách chúng ta khẳng định niềm tự hào dân tộc, tự hào khi được sinh ra, lớn lên trong một đất nước luôn đặt nền hòa bình lên hàng đầu và để cho những “đồng chí” của chúng ta thấy, Việt Nam chúng tôi đã phát triển như thế nào.

Sự kiện hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên rồi sẽ kết thúc. Một, hai hay nhiều năm nữa, có lẽ người dân Việt Nam sẽ vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc tự hào như ngày hôm nay. Tự hào khi được đón tiếp bạn bè quốc tế, tự hào khi được “khoe” những gì đất nước Việt Nam đã làm được, và có lẽ câu chuyện này sẽ vẫn còn được kể mãi đến tận mai sau với cả niềm tự hào, tự tôn dân tộc: Tháng 2/ 2019,Việt Nam chúng ta đã được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên…

Hà Linh
Từ khóa: hội nghị thượng đỉnh thủ đô Hà Nội văn hóa người Việt

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !