Dị nhân bỏ vào rừng, một mình mở 2,5km đường để cai ma túy

Nghiện thuốc phiện từ lúc còn nhỏ, ông Chá Văn Súng (57 tuổi, người dân tộc Mông, trú ở huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa) đã quyết định cai nghiện bằng cách bỏ vào rừng nhiều tháng và tự mở đường cho dân bản đi để cai nghiện thuốc phiện.

Sau hàng chục năm nghiện thuốc phiện năm 2006 ông Chá Văn Súng đã cai nghiện thành công

Trả công bằng thuốc phiện

Đầu năm 2019, ngược quảng đường gần 300km, chúng tôi tìm đến trung tâm huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) nằm giáp ranh với các huyện Xốp Bâu, Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào) và giáp ranh với huyện Vân Hồ (Sơn La), nơi đây trước kia từng là điểm nóng về việc trồng và buôn bán, trung chuyển  thuốc phiện giữa Việt Nam - Lào.

Tìm đến nhà ông Chá Văn Súng (57 tuổi, người dân tộc Mông, trú ở bản Hua Pù, xã Pù Nhi, huyện biên giới Mường Lát), người từng nghiện thuốc phiện từ lúc12 tuổi, kể từ đó ông nghiện trong vòng hơn 30 năm và chỉ cai nghiện thành công vào năm 2006.

Ông Súng dáng người gầy gò, xanh xao tiếp chuyện chúng tôi, ông vừa nhâm nhi cốc nước chè vừa kể về cuộc đời mình dài như một thước phim.

“Năm đó tôi vào rừng cùng bạn thì bị trượt chân ngã từ trên cây xuống hôn mê bất tỉnh từ 8h sáng đến 6h tối mới tỉnh lại. Thấy tôi bị cơn đau hành hạ, bố tôi không cầm lòng được nên cho tôi hút thuốc phiện cho quên đi cơn đau, kể từ đó tôi bắt đầu nghiện thuốc”, ông Súng nhớ lại.

Cuộc đời của Chá Văn Súng dài như một thước phim về hành trình cai nghiện thuốc phiện

Cũng từ khi đó cuộc đời của ông Súng sang một ngã rẽ khác. Để có thuốc phiện hút, ông đã đi làm thuê ở các bản, làng khác khắp nơi trong huyện rồi sang cả nước bạn Lào để làm thuê nhưng khi đó người ta không trả tiền công mà trả công bằng việc đưa những cục thuốc phiện đem về.

“Tuy bố tôi nghiện thuốc phiện nhưng tôi không bao giờ xin của ông mà đi sang hàng xóm xin hút mỗi đêm 1 điếu cho đỡ cơn nghiện. Khi đó xin thuốc phiện dễ lắm, nhà ai cũng có mà người nghiện trong bản cũng nhiều, đây cũng là vùng trung chuyển ma túy, thuốc phiện của cả người Việt - Lào”, ông Súng kể lại.

Được biết, gia đình của Chá Văn Súng có 10 người anh em thì đã có 7 người nghiện thuốc phiện và cả người cha của mình.

Ngôi nhà nơi Chá Văn Súng sinh sống

Bỏ vào rừng để... cai nghiện

Từ khi nghiện, ông bị các con cháu phải đối quyết liệt nên quyết tâm từ bỏ thuốc phiện và cũng đã nhiều lần cai nghiện nhưng đến lần thứ 3 năm 2006 thì ông Súng mới cai nghiện thành công.

“Mỗi lần lên cơn nghiện thì ngực tôi lại đau như búa bổ, nằm vật vã không làm được việc gì cả nhưng cố gắng để không hút thuốc nữa. Thấy tôi quằn quại vậy vợ con tôi thương quá nên nói anh không hút thuốc là anh chết vợ con anh không có nhà ở và tôi lại hút trở lại từ đó”, ông Súng cho hay.

Một góc bản Hua Pù.

Sau đó ông Súng tiếp tục nghiện lại rồi lại cai lần thứ 2 nhưng không được, đến lần thứ 3 ông càng quyết tâm hơn để cai nghiện, rồi ông bỏ vào rừng 6 tháng trời ở trong đó đánh bẫy, đào cây..., không về nhà để cho cơn nghiện qua đi.

Ông Súng nhớ lại: “Lúc đầu cai nghiện tôi có uống thuốc lá nhưng một thời gian không có kết quả. Sau  đó tôi bỏ vợ con vào rừng ở 6 tháng trong đó đế tránh xa thuốc phiện”.

Sau đó, ông trở về trong sự ngỡ ngàng của người dân trong bản vì họ tưởng ông nghiện quá đã chết trong rừng sâu. Từ khi trở về, ngửi thấy mùi thuốc hoặc thấy người khác hút thuốc ông lại không cầm lòng được nên mỗi khi như thế ông lại hành xác mình bằng cách phá đá mở đường từ bản Hua Pù đến chân núi Pù có chiều dài hơn 2,5km.

Những lúc nghiện thuốc ông lại lao vào phá đất, đá mở đường cho dân bản đi

“Những lúc thèm thuốc, thấy người khác hút lòng tôi lại rạo rực thèm muốn được hít một hơi, nhưng lại nghĩ đến gia đình và công sức bỏ ra cai nghiện thời gian qua nên tôi lao vào cuốc đất, đá mở đường từ bản đi chân núi Pù trong thời gian hơn 2 năm thì hoàn thành con đường đất dài hơn 2,5km”, ông Súng phấn khởi nói.

Kể từ đó ông Chá Văn Súng khỏi hẳn và không còn nghiện nữa, và ông lại giúp vợ con lên nương, lên rẫy làm ngô, làm lúa, trồng rau tại nhà để có cái ăn, cái để.

Trần Nghị
Từ khóa: Thanh Hóa Người Mông Mường Lát Biên giới Thủ phủ thuốc phiện Chá Văn Súng Cai nghiện Mở đường Hua Pù

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !