TQ bất ngờ điều “sát thủ diệt hạm” DF-26 vì tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đông?

Hành động quân đội Trung Quốc điều động các tên lửa đạn đạo “sát thủ diệt hạm” DF-26 tới vùng cao nguyên xa xôi phía tây bắc được cho là chỉ nhằm chuẩn bị cho công tác huấn luyện của lực lượng tên lửa quốc gia.

Hôm 10/1, kênh truyền hình Trung Quốc CCTV đưa tin các tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 đã được triển khai huấn luyện ở vùng cao nguyên phía tây bắc và trên các sa mạc của Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 của quân đội Trung Quốc.

DF-26 có thể mang theo cả đầu đạn thường hoặc hạt nhân. Tầm bắn của DF-26 là 4.000 km. Tên lửa Trung Quốc được cho có thể tấn công cả tàu cỡ trung cho tới cỡ lớn.

Tuy nhiên, hôm 11/1, tờ Thời báo Hoàn Cầu lại cho rằng việc Trung Quốc điều động các tên lửa DF-26 là hành động đáp trả sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của hải quân Mỹ xuất hiện gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông hôm 7/1.

Trước đó, Reuters dẫn tuyên bố từ phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Rachel McMarr nhấn mạnh, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã tiến hành hoạt động “tuần tra đảm bảo tự do hàng hải” và xuất hiện gần quần đảo Hoàng Sa “nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý”.

Bà McMarr cũng khẳng định, hoạt động của tàu USS McCampbell không nhắm vào cụ thể một quốc gia nào cũng như không mang tính chính trị. Trong khi đó, Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ông Song Zhongping, nhà bình luận quân sự tại Hong Kong nhận định Trung Quốc sẽ không cần huy động một tên lửa tầm xa như DF-26 nếu muốn có hành động đáp trả sau vụ “xâm nhập” của tàu chiến Mỹ.

“Bạn không cần phải dùng tới con dao mổ bò chỉ để giết một con gà nhãi nhép. DF-26 chỉ được dùng để phô trương sức mạnh trước những mối đe dọa và khiêu khích lớn”, ông Song nói.

Cũng theo ông Song, Trung Quốc đã triển khai (trái phép) các tên lửa chống hạm ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Đây chính là lực lượng vũ khí được Trung Quốc sử dụng trong các vụ xung đột tiềm tàng.

“Các tàu chiến Mỹ hoạt động ở Biển Đông đều đang nằm trong tầm ngắm của lực lượng vũ khí mà Trung Quốc đã triển khai”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Song.

Do đó, hoạt động điều động các tên lửa DF-26 được xem là nhằm tăng cường huấn luyện cho lực lượng tên lửa Trung Quốc.

Trong khi đó, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc đã cho xây dựng các thao trường và trường bắn quy mô rộng lớn trên các vùng cao nguyên và sa mạc ở phía tây bắc.

Những trường bắn này được trang bị cơ sở giám sát và  thiết bị phá sóng điện tử nhằm mô phỏng một chiến trận thực. Đặc biệt những trường bắn này nằm ngoài phạm vi theo dõi của các radar như Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ đã triển khai tới Hàn Quốc.

Trong bản tin ngày 10/1, CCTV còn đưa hình ảnh 7 chiếc xe tải quân sự chở theo các tên lửa DF-26 di chuyển trên những con đường có địa hình gồ ghề và đụn cát nhưng không nói rõ thời gian triển khai các tên lửa này.  

“Trong vài năm qua, chúng tôi đã triển khai huấn luyện và tập trận ở nhiều khu vực từ khu bờ biển phía đông cho tới đông bắc và cả sa mạc phía tây bắc. Sứ mệnh đặc biệt của chúng tôi là tiêu diệt đối phương chỉ trong một đợt tấn công ở khoảng cách xa hàng ngàn kilomet”, Tướng Yao Wenshan cho hay.

Lực lượng Tên lửa Trung Quốc đã đưa “sát thủ diệt hạm” DF-26 vào biên chế hồi tháng 4/2018. Trong các cuộc diễu binh ở Bắc Kinh và ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc cũng đã cho ra mắt tên lửa DF-26. Theo giới chuyên gia quân đội Trung Quốc, DF-26 có khả năng tấn công căn cứ của hải quân Mỹ ở Guam. Tầm bắn của tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn này là 4.500 km.

Trung Quốc còn có một tên lửa đạn đạo diệt hạm khác là DF-21D. Trong đó, DF-21D được xem có khả năng tấn công tàu sân bay và tầm bắn là 1.450 km.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: TQ bất ngờ điều “sát thủ diệt hạm” DF-26 vì tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đông mỹ tuần tra biển đông tên lửa DF-26 quân đội trung quốc biển đông trung quốc quân sự hóa biển đông Hoàng Sa tàu chiến Mỹ vào Biển Đông

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !