Bên trong ‘giáo phái Facebook' - nơi nhân viên luôn phải cố tỏ ra hạnh phúc dù khốn khổ đến cùng cực

Một cựu nhân viên từng phát biểu trước mặt nữ COO Facebook Sheryl Sandberg: "Không nên có loại áp lực khiến nhân viên phải tỏ ra hài lòng và vui vẻ trong khi mình không hề cảm thấy như vậy".

Facebook là một gã khổng lồ trong giới công nghệ với hơn 2,2 tỷ người dùng hàng tháng. Chính vì vậy, được làm việc tại đây đã trở thành mong muốn của không ít người. Thế nhưng, theo chia sẻ của nhiều cựu nhân viên, thực tế lại khá "phũ phàng" khi họ luôn cảm thấy áp lực vì phải đặt công ty lên trên mọi thứ khác trong cuộc sống, luôn phải tuân theo mệnh lệnh của người quản lý và thậm chí là bị ép buộc thân mật với đồng nghiệp để thăng tiến. Có người còn ví văn hóa tại Facebook giống như một "giáo phái".

Theo một số người từng làm việc trong giai đoạn công ty liên tiếp gặp bê bối liên quan đến dữ liệu người dùng và lan truyền thông tin sai lệch nhằm tác động đến kết quả bầu cử, chính nền văn hóa trên đã góp phần làm nghiêm trọng hơn tình hình của Facebook. Họ nói rằng công ty đã có thể nắm bắt được vấn đề sớm hơn nếu nhân viên được khuyến khích đưa ra phản hồi trung thực.

Scandal chồng scandal khiến giá cổ phiếu của Facebook giảm gần 30% trong năm 2018 và gần 40% so với mức cao nhất vào tháng 7 dẫn đến việc mất hơn 252 tỷ USD vốn hóa thị trường. Đồng thời, theo một khảo sát trong đó người tham gia đánh giá là nhân viên của các công ty (được giữ kín thông tin cá nhân), từ vị trí đứng đầu trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất Thung lũng Silicon, Facebook đã tụt xuống vị trí thứ 7 trong năm ngoái.

Có một thực tế là nhân viên của Facebook không hề kêu ca lấy nửa lời tại nơi làm việc. Một nhân viên đã nghỉ việc vào tháng 10/2018 tiết lộ: "Văn hóa ở đây là ngay cả khi cảm thấy vô cùng tồi tệ, bạn vẫn phải hành động như thể mình rất yêu quý nơi này".

Về phần mình, Facebook từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào về nhận xét của các cựu nhân viên.

Đa số nhân viên đã thôi việc tại Facebook đều cho rằng cách tiếp cận từ trên xuống (lãnh đạo công ty là người đưa ra các quyết định chính và nhân viên không được khuyến khích nói ra ý kiến của mình khi có bất đồng quan điểm) mâu thuẫn trực tiếp với một trong những khẩu hiệu được COO Sandberg nêu cao: "Hãy là chính mình".

Ví dụ như trong một cuộc họp toàn thể vào đầu năm 2017, một nhân viên đã đưa ra một câu hỏi khó cho Phó Chủ tịch David Fischer về chương trình của công ty. Fischer vẫn chấp nhận và trả lời đầy đủ, tuy nhiên chỉ vài giờ sau đó, nhân viên đặt câu hỏi và quản lý của anh ta đã nhận được những cuộc gọi khiển trách của đội ngũ điều hành chương trình.

Ngoài ra, nhiều nhân viên cũ cũng tỏ ra không hài lòng với hệ thống đánh giá hiệu suất của Facebook theo đó nhân viên phải được đánh giá từ năm đồng nghiệp hai lần/năm. Hệ thống đánh giá ngang hàng này đã vô tình gây áp lực khiến mọi người phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp mọi lúc mọi nơi dù họ có thích hay không.

Bên trong ‘giáo phái Facebook - nơi nhân viên luôn phải cố tỏ ra hạnh phúc dù khốn khổ đến cùng cực - Ảnh 1.

Nhiều nhân viên không hài lòng với hệ thống đánh giá ngang hàng tại Facebook. (Ảnh minh họa)

Tất cả phản hồi đều được ẩn danh và không ảnh hưởng đến người đánh giá. Sau đó, phản hồi ngang hàng sẽ xuất hiệu trong một cuộc họp và góp phần xếp hạng nhân viên theo bảy cấp độ.

"Redefine": Cấp cao nhất, chỉ được trao cho ít hơn 5% nhân viên của công ty.

"Greatly exceeds expectations": Trao cho 10% nhân viên.

"Exceeds": Trao cho 35% nhân viên.

"Meets all": Trao cho 35% đến 40% nhân viên.

"Meets most": Trao cho 10% đến 15% nhân viên. Những ai bị xếp vào mức này đang bị cho vào "tầm ngắm".

"Meets some": Mức khá hiếm và dấu hiệu cho thấy nhân viên sắp bị sa thải.

"Does not meet": Mức gần như cực kỳ hiếm vì hầu hết nhân viên đều bị sa thải trước khi đạt đến cấp độ này.

Facebook không phải là công ty công nghệ duy nhất sử dụng hệ thống đánh giá hiệu suất trong đó luôn có một tỷ lệ % nhân viên nhất định đứng trước nguy cơ bị đuổi việc. Đây là phương pháp khá phổ biến ở Thung lũng Silicon và được Microsoft sử dụng rộng rãi nhất cho đến khi loại bỏ nó vào năm 2013 do vấp phải sự phản đối dữ dội của nhân viên.

Theo giáo sư Alexandra Michel, người chuyên nghiên cứu văn hóa làm việc, hệ thống trên có xu hướng gây mất lòng tin giữa các nhân viên và tạo ra không khí căng thẳng, đặc biệt là ở những công ty đòi hỏi sự trung thành của nhân viên để đổi lấy lợi ích và khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.

Ông nói: "Đánh giá ngang hàng sẽ hoạt động khá tốt tại một môi trường khốc liệt như Phố Wall. Tuy nhiên, nếu nhân viên của bạn muốn làm việc, học hỏi và trở thành thành viên của một tập thể ấm áp thì hệ thống này hoàn toàn không phù hợp".

Một vấn đề đáng lưu ý khác là đánh giá hai lần/năm dường như chỉ khiến nhân viên làm việc đặc biệt hiệu quả vào tháng 6 và tháng 12 để gây ấn tượng với cấp trên ngay trước thời điểm đánh giá. Sự vội vàng này khiến họ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn và đưa ra những kế hoạch để cải thiện hiệu suất của bản thân mà không xem xét đầy đủ các tác động tiêu cực lâu dài có thể xảy ra đối với người dùng hoặc quyền riêng tư của họ.

 
Theo Trí Thức Trẻ/CNBC

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Huyền tích người phụ nữ đập đầu kêu oan cho chồng và phiến đá kỳ lạ ở Thanh Hoá

Quyết tâm tìm bằng được xác chồng để kêu oan, nàng Bình Khương hết lần này đến lần khác lao vào tường đá đến nỗi khắp người bầm tím, tứa máu.

Tico Travel - Điểm sáng trong ngành du lịch Việt

Với mục tiêu trở thành công ty du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu Việt Nam, đem tới những hành trình nghỉ dưỡng trọn vẹn, Tico Travel đã và đang góp phần mang tới những giá trị tốt đẹp cho mỗi khách hàng.

Đang cập nhật dữ liệu !