"Không thể lấy tiêu chuẩn nhà giàu áp vào dự án nhà nghèo"

Quy định PCCC có thể chấp nhận “nhẹ” hơn, tường xây là tường 10cm không nhất thiết phải 20 cm. Đã là nhà cho người nghèo thì phải "hơi dở" một chút. Không thể đem tiêu chuẩn nhà người giàu áp vào nhà người nghèo - ông Nguyễn Văn Đực

Phần lớn người lao động đang phải ở trọ tạm bợ, ọp ẹp

Nhằm tìm giải pháp phát triển nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, sáng 21/5 Báo Pháp luật TP.HCM đã tổ chức hội thảo “Nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Ông Trần Công Khanh, Trưởng phòng Quản lý các khu công nghiệp TP.HCM (Hepza), cho biết hiện thành phố có khoảng 260.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN). Nhu cầu về chỗ ở của công nhân trong các KCX-KCN này rất lớn. 

“Phần lớn, các công nhân đều thuê phòng trọ để giải quyết chỗ ở. Các khu nhà trọ đều chưa đảm bảo điều kiện sinh sống cơ bản cho công nhân. Theo thống kê hiện đã có 12 nhà lưu trú cho công nhân được huy động từ nhiều nguồn", ông Khanh nói.

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, lãnh đạo các sở ban ngành.

Theo ông Khanh, vấn đề vướng mắc trong việc phát triển nhà ở cho công nhân là quỹ đất đầu tư xây dựng nhà lưu trú. Theo quy định hiện nay, quỹ đất xây dựng nhà lưu trú phải nằm ngoài ranh khu công nghiệp. Điều này đòi hỏi nhà quy hoạch phải có chiến lược xây dựng quỹ đất. Đồng thời, các sở, ban, ngành cũng cần có sự hỗ trợ về vốn, thủ tục cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà lưu trú.

Ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho rằng, công nhân muốn lập nghiệp thì trước hết phải an cư. Người lao động phải có nơi ăn chốn ở được đàng hoàng để đời sống được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, báo cáo của Liên đoàn cho thấy phần lớn người lao động phải ở các khu nhà trọ tự phát hoặc được phép xây dựng nhưng các dãy nhà ọp ẹp, môi trường sống xung quanh không đảm bảo, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của người lao động. 

Cần tháo “nút thắt” thủ tục cho doanh nghiệp 

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Đức Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trần Anh Group cho rằng, khu công nghiệp mà không có nhà ở công nhân thì rất khó thu hút nhà đầu tư. Mức thu nhập của công nhân hiện rất thấp nhưng nếu cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng diện tích sàn xây dựng tối thiểu là 40m2 thì nhiều người không thể mua nổi bởi chi phí đầu tư 40m2 sàn hiện nay là 700 triệu đồng.  

“Như Becamex ở Bình Dương, họ xây dựng căn hộ 30m2, trong đó 20m2 sàn và 10m2 lửng, thì giá thành mới hạ được. Có như vậy thì công nhân mới tập trung về những khu công nghiệp sinh sống”, ông Vinh nói. 

Ông Trần Đức Vinh nói về những khó khăn về thủ tục khi thực hiện dự án 800 căn nhà ở dành cho người thu nhập thấp ở Long An.

Cũng theo ông Vinh, vừa qua Trần Anh Group đã đầu tư 800 căn nhà ở cho công nhân tại Long An nhưng gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính. Ngoài chuyện “đất sạch”, công ty đã gặp nhiều thủ tục không lường trước được và đã bị xử phạt về giấy phép xây dựng. 

“Không có PCCC thì không có giấy phép xây dựng, mà PCCC cũng đòi hỏi y chanh như nhà ở thương mại về những tiêu chí chung như nhà giữ xe, công trình công cộng... Lẽ ra chúng tôi đầu tư 10.000 căn nhưng cuối cùng chỉ làm được 800 căn”, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trần Anh Group than thở và cho rằng nên đơn giản tiêu chí xét duyệt người mua nhà ở như làm việc tại địa phương từ 2 năm trở lên, đóng Bảo hiểm xã hội và xác nhận chưa có nhà. 

Theo ông Nguyễn Văn Đực, người có nhiều năm gắn bó với nhà ở cho người thu nhập thấp, sau ngày thống nhất đất nước ông góp phần thiết kế cho 3 khu dân cư cho người lao động đầu tiên tại TP.HCM. Đó là Khu công nhân Thủ Thiêm, khu công nhân Phú Thọ Hòa và khu công nhân Tân Quý Đông. Sau đó, ông còn tham gia xây dựng nhiều khu dân cư dành cho công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình, nhà cho thuê, 6 block chung cư Đất Lành cho người thu nhập trung bình thấp. 

Ông Nguyễn Văn Đực (bên phải) cho rằng không nên lấy tiêu chuẩn xây dựng nhà ở thương mại áp dụng cho nhà ở dành cho người có thu nhập thấp.

“TP.HCM hiện phát triển như thế này có phần đóng góp rất lớn của những người lao động nhập cư. Nếu chúng ta thiếu trách nhiệm về “cái ăn, cái mặc, cái ở” của người lao động thì đó là lỗi lầm của chúng ta”, ông Đực nói. 

Dưới góc độ doanh nghiệp tham gia xây dựng các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, ông Nguyễn Văn Đực cho rằng tiêu chuẩn về nhà ở cho công nhân, nhà lưu trú hiện nay chưa thật sự rõ ràng, chưa có sự phân biệt. 

“Quy định về PCCC có thể chấp nhận “nhẹ” hơn một chút, tường xây có thể tường 10cm chứ không nhất thiết phải tường 20 cm, độ cao và hàng lang cũng vậy. Đã là nhà cho người nghèo thì phải "hơi dở" một chút. Không thể đem tiêu chuẩn nhà người giàu áp vào nhà người nghèo, còn thiếu tiêu chuẩn về nhà cho thuê”, ông Đực nói. 

Về thủ tục, ông Đực cho rằng thủ tục xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp còn khó hơn nhà ở thương mại. Vì thế, khi xin xong thủ tục thì doanh nghiệp lại không muốn xây nhà cho người nghèo vì lợi nhuận ít và rủi ro quá nhiều. 

"Công nhân hầu hết đều có nhà ở quê, họ lên thành phố để bán sức lao động tuổi trẻ. Khi về già, hầu hết đều muốn về quê dưỡng già, rất ít người ở lại thành phố. Hiện họ chỉ cần một chỗ ở an ninh, sạch sẽ và giá rẻ. Nếu muốn thành công trong việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp thì doanh nghiệp chỉ đóng góp 30%, quyết định còn lại là ở cơ quan chức năng", ông Nguyễn Văn Đực kết luận. 

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện thành phố có tổng cộng 34 dự án xây dựng nhà lưu trú dành cho công nhân được hoàn thành với 5.514 phòng, đáp ứng gần 39.400 chỗ ở. Tuy nhiên, so với số lượng 258.000 công nhân có nhu cầu về chỗ ở, nhà lưu trú phục vụ công nhân mới chỉ đáp ứng được 15,3%. 

Kế hoạch từ nay đến năm 2020, TP.HCM có khoảng 19 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân. Dự kiến cuối năm 2020 thành phố sẽ có 10 dự án hoàn thành với gần 6.200 phòng, đáp ứng hơn 40.500 chỗ ở. 

Phương Anh Linh
Từ khóa: nhà ở xã hội nhà lưu trú khu trọ TP.HCM công nhân nhà ở cho công nhân khu công nghiệp khu chế xuất

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.