Chủ tịch VinFast tiết lộ sẽ ra mắt ô tô điện đầu năm tới, 2-5 năm nữa sẽ có lãi

Bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch VinFast tiết lộ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Đông Nam Á (ASEAN Business Summit): "Mẫu ô tô mà chúng tôi cho ra mắt đầu năm sau sẽ là xe điện".

Xe của VinFast đã có mặt trên thị trường rồi. Đó quả là một quá trình thần tốc với chỉ 21 tháng để hoàn thiện chuỗi sản xuất. VinFast sẽ tiếp tục tiến lên như thế nào? Chính phủ có ủng hộ VinFast không? Nguồn lực tài chính của công ty đến từ đâu?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Chúng tôi đã làm những điều người khác phải mất ít nhất từ 36 tháng đến 60 tháng để hoàn thành, cho dù các nhà sản xuất khác có kỹ sư, thiết kế và mọi thứ trong tay. Những điều chúng tôi đang làm là "biến những điều không thể thành có thể".

Chúng tôi may mắn khi là một phần của Vingroup - một tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam, chúng tôi cũng đã kinh doanh thành công trong nhiều ngành khác để có thể đầu tư cho VinFast. 

Bao giờ thì VinFast có lợi nhuận?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Tôi nghĩ là trong khoảng 2, hoặc 3 đến 5 năm nữa cho tới khi VinFast có thể độc lập. Với mẫu xe tiếp theo, khi chúng tôi tối ưu hóa hoạt động thì chi phí sẽ giảm và chúng tôi sẽ có lợi nhuận.

Sao Việt Nam lại phải sản xuất xe hơi? Tại sao không dùng xe của những hãng sẵn có trên thị trường mà VinFast lại phải xây dựng một thương hiệu mới?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Câu hỏi hay quá. Đó cũng là câu tôi đã hỏi khi chúng tôi bắt đầu ý tưởng này. Tôi nghĩ Việt Nam đang ở thời điểm cao điểm nhất của tiêu dùng xe hơi. Tỷ lệ sở hữu xe hơi của người dân vẫn còn rất thấp, 20 xe trên 1000 người, ở Thái Lan, tỷ lệ này gấp 10 lần con số đó. 

Thu nhập của người dân đang tăng, đường xá được cải thiện, đây chính là thời điểm gia tăng nhu cầu xe hơi của Việt Nam. Chúng tôi cũng nghĩ rằng bối cảnh của ngành công nghiệp ô tô thế giới hiện nay cũng rất thú vị với sự chuyển đổi từ phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu sang xe điện. Khi chúng tôi nhìn vào dự án này, chúng tôi cảm thấy đây là thời điểm hoàn hảo để gia nhập thị trường.

Kỹ sư và nhiều phần của xe hơi VinFast là đến từ nước ngoài, vậy bao giờ sẽ là lúc Việt Nam có đủ khả năng tự đảm bảo chuỗi cung ứng hay sản xuất các bộ phận ở trong nước?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Đầu tiên tôi nghĩ quan trọng nhất với xe vẫn là an toàn. Vingroup luôn cung cấp sản phẩm chất lượng nên VinFast sẽ không bao giờ mang đến những sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn của tập đoàn.

Mẫu xe đầu tiên chúng tôi ra mắt thị trường, chúng tôi dựa việc thiết kế vào những kỹ sư hàng đầu thế giới. Đồng thời chúng tôi cũng bắt đầu xây dựng đội của riêng mình. Chúng tôi cũng có những người dẫn dắt đội của chúng tôi, những người có thể đảm nhiệm dự án tiếp theo. 

Đúng là chúng tôi còn đang phải dựa vào những kỹ sư giàu kinh nghiệm làm việc với chúng tôi, nhưng mẫu xe tiếp theo chúng tôi có thể bắt đầu tự thực hiện một số công đoạn nữa và bắt đầu dẫn dắt quy trình sản xuất.

Chủ tịch VinFast: Trong 2 đến 5 năm tới VinFast sẽ có lãi - Ảnh 1.

Bà nói là công nghiệp xe thế giới đang chuyển hướng sang xe điện. Vậy VinFast sẽ chuyển sang sản xuất xe điện chứ?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Mẫu ô tô mà chúng tôi cho ra mắt đầu năm sau sẽ là xe điện. Chúng tôi cũng sẽ có hệ thống đổi pin nữa. Chúng tôi có thể trợ giá xe hơi ở Việt Nam để ra mắt ô tô điện cho người tiêu dùng Việt Nam. Vì bạn biết đấy, nếu chúng tôi trợ giá cho chi phí sạc điện thì người tiêu dùng sẽ dễ thích nghi với xe điện hơn.

VinFast cần Chính phủ hỗ trợ như thế nào?

Bà Lê Thị Thu Thủy: VinFast hoạt động trong một khu công nghiệp và sẽ được hưởng lợi từ các chính sách của Chính phủ như giảm thuế. Tuy nhiên, đó cũng là cái mà các doanh nghiệp khác sẽ được hưởng tương tự trong bối cảnh đó. 

VinFast là một dự án lớn, đầu tư lớn nhất cho Việt Nam trong vòng 2 năm trở lại đây. Chúng tôi được hỗ trợ rất nhiều, Chính phủ cũng có những chuyến thăm nhà máy của chúng tôi để chắc chắn rằng chúng tôi đang làm được điều chúng tôi đã nói.

Bà có nhìn đến thị trường xe hơi khu vực hay quốc tế không?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Với 3 mẫu xe đầu tiên, chúng tôi có 500 nhà cung cấp trên toàn thế giới và cũng có quan hệ với hàng nghìn nhà cung cấp như vậy. Cách đây chỉ một năm thôi, nhiều nhà cung cấp còn chưa bao giờ nghe đến tên chúng tôi. Tôi nghĩ giờ đây hầu hết họ đã nghe đến VinFast hoặc đã đang làm việc với chúng tôi rồi.

Chúng tôi cũng dự định sẽ mời họ đến và hoạt động ở khu cung ứng (supplier park) rộng 70 héc ta. Chúng tôi muốn họ đến và mở cửa hàng tại đó. Để chúng tôi đủ nguồn cung kịp thời. Chúng tôi cũng đang có ngày càng nhiều các nhà cung cấp khác đến với mình. 

Bạn nói về tỷ lệ nội địa hóa trước đó. Mục tiêu của chúng tôi là 60%, với mẫu xe hiện tại tỷ lệ này khoảng 1/3, phần còn lại phải nhập khẩu. 

Bà đào tạo nhân lực như thế nào?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Chúng tôi nghĩ đến việc đào tạo ngay cả trước khi xây nhà máy. Tôi bắt đầu khởi động dự án VinFast từ tháng 9/2017. Chuyến đi đầu tiên của chúng tôi là đến thăm các trường đại học, trung tâm để đào tạo nhân sự. Đầu tiên chúng tôi có 200 thực tập sinh được tuyển chọn từ hàng nghìn đơn đăng ký, khoảng 6 nghìn thì phải. 

Chương trình đào tạo của chúng tôi là 2,5 năm. 1 năm để học bằng cách đọc sách, học lý thuyết, còn lại là họ làm việc trong nhà máy của chúng tôi, với các chuỗi sản xuất. Chúng tôi may mắn rằng VinGroup cũng có hệ thống đào tạo cả phổ thông và đại học (VinUni). Chúng tôi xây dựng chương trình để sinh viên học xong có thể làm việc với chúng tôi, không chỉ VinFast mà chúng tôi cũng có VinTech, VinSmart. Chúng tôi biết chúng tôi cần kỹ năng gì và trường nào có thể dạy điều đó.

Chúng tôi cũng có chương trình trao học bổng vì cần lao động ở nhiều trình độ chứ không chỉ công nhân hay kỹ sư. Chúng tôi trao học bổng cho người Việt đi học ở các trường top trên thế giới. Họ không buộc phải quay về làm việc cho chúng tôi nhưng chúng tôi hi vọng họ sẽ làm vậy. Chúng tôi cũng hỗ trợ startup và người tài và nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc xây dựng mạng lưới đó.

Chủ tịch VinFast: Trong 2 đến 5 năm tới VinFast sẽ có lãi - Ảnh 2.

Người tiêu dùng Việt Nam nhận thức rất cao về thương hiệu, làm thế nào để công ty của bà có thể khiến họ nói không với các thương hiệu cũ và đến với một thương hiệu nội địa?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Thực ra VinGroup đã làm được điều đó nhiều lần rồi. Chúng tôi bắt đầu với Vinhomes cung sản phẩm bất động sản. Cách đấy 11 năm người ta hỏi tôi sao mọi người mua nhà của công ty bà mà không phải là các thương hiệu quốc tế, vì bất động sản là một khoản đầu tư rất lớn. Hiện nay, trên 50% thị phần bất động sản căn hộ cao cấp là của chúng tôi. Cách đó 11 năm chúng tôi chỉ bán được 200 căn mỗi năm thôi.

Chúng tôi đã làm được với Vinhomes, Vinpearl, Vinschool,... Chừng nào chúng tôi còn cung cấp sản phẩm thì nó còn tốt và còn có giá hợp lý, chúng tôi có được lòng tin của người tiêu dùng.

Bà nói rằng VinFast có kế hoạch xuất khẩu xe, tôi nghe được thông tin rằng thời điểm là sang năm. Mọi thứ đang tiến hành chứ?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Chúng tôi đang có kế hoạch thực hiện điều đó. Chúng tôi đang cân nhắc một vài thị trường ngay lúc này. Lần sau chúng ta nói chuyện tôi sẽ tiết lộ nhé.

Vậy mục tiêu hiện tại là xây dựng thương hiệu xe nội địa đúng không?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Chúng tôi bắt đầu với cầu trong nước trước nhưng mục tiêu vàng của chúng tôi vẫn là đưa Việt Nam trở thành một một điểm sản xuất của thế giới. Công ty xe hơi không đơn thuần chỉ là vấn đề của công ty đó mà là cả chuỗi cung ứng sẽ theo nó. Bạn có thể tạo ra bao nhiêu việc làm? Công nghệ đi cùng ngành đó nữa, đây là bước khởi đầu chúng tôi đặt chân vào ngành công nghiệp nặng để đưa Việt Nam trở thành một điểm sản xuất của thế giới.

VinFast muốn xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp phụ tùng địa phương hay VinGroup tự sẽ mở rộng khả năng sản xuất trên toàn bộ quy trình?

Bà Lê Thị Thu Thủy: Tôi nghĩ là cả hai, nhà cung cấp địa phương không thể cung cấp mọi thứ cho chúng tôi. Chúng tôi đã phải từ chối rất nhiều nhà cung cấp trong nước vì chúng tôi phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Nếu không đạt được tiêu chuẩn hay kỳ vọng của chúng tôi thì không thể, nhưng chúng tôi cũng hỗ trợ cả các nhà cung cấp trong và ngoài nước. 

Chúng tôi rất linh hoạt, có thể nắm phần nhiều, phần ít hoặc 50-50 vốn đầu tư chẳng hạn. Nếu các nhà cung cấp phân vân trong việc đầu tư tiền vào Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng chi tiền và họ cung cấp công nghệ. Chúng tôi sẽ nỗ lực để đưa các nhà cung cấp về sản xuất ở Việt Nam.

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Từ khóa: Bà Lê Thị Thu Thủy Chủ tịch VinFast Diễn đàn Doanh nghiệp Đông Nam Á ASEAN Business Summit xe điện ô tô vinfast đánh giá ô tô vinfast Vinfast xe ô tô vin xe ô tô vin bị lỗi có nên mua xe vinfast hay không đánh giá xe vin

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.