Ăn Tết nhà chồng: Đêm giao thừa tim tôi thắt lại, nước mắt chảy dài vì nhớ bố mẹ

Cứ đến thời khắc đón giao thừa, bước sang năm mới đến, trong khi mọi người trong gia đình nhà chồng vui vẻ chúc tụng nhau, chính khoảnh khắc này khiến tim tôi thắt lại, cảm giác chếnh choáng, hụt hẫng, tủi thân lại nhân lên gấp bội vì phải xa gia đình, bố mẹ.

Tết cận kề! Câu chuyện về ăn Tết nội hay Tết ngoại của chị em phụ nữ vẫn là đề tài muôn thuở không hồi kết.

Loại mấy gia đình hiện đại - Tết là đi du lịch ra thì luôn có 3 trường phái. Một là gia đình có ông chồng gia trưởng, tư tưởng cổ hủ thì luôn luôn khẳng định một điều – Tết là phải về nhà nội, trường phái này thường chiếm đa số.

Trường phái thứ 2 là gia đình có chia sẻ thì thống nhất một năm ăn Tết nhà ngoại, một năm ăn Tết là nội, quan điểm này chỉ là con số nhỏ. Và ba là chỉ ăn Tết ở nhà nội, ngoài tết mới về nhà ngoại, quan điểm này cũng chiếm đa số.

Thưa các ông chồng, các ông có hiểu cái cảm giác cũng là một con người, cũng có bố, có mẹ, có anh em ruột thịt nhưng dịp Tết – thời gian để gia đình sum vầy, quây quần bên nhau, thời gian để nghỉ ngơi thư giãn sau một năm làm việc quần quật thì chị em phụ nữ lại không có được điều đó? Nhất là với những chị em lấy chồng xa.

Các ông chỉ nghĩ Tết là phải sum vầy bên nhà nội, vậy các ông đã từng ai hỏi, nhà ngoại ai sum vầy? Ai quây quần bên ông bà ngoại. Trong khi ở nhà nội, các ông vui vẻ chúc tụng nhau một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc nhưng có ông nào nghĩ được vợ mình cũng có bố mẹ, có gia đình, có quê hương như các ông không? Các ông có ai chạnh lòng nhớ bố mẹ đẻ, nhớ quê  hương của vợ không?

Cứ đến khoảnh khắc đón giao thừa là tim tôi se lại, nước mắt chảy dài vì nhớ bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Với những người phụ nữ như phải luôn phục tùng quan điểm "Tết phải về nhà nội" của các ông, miệng tuy cười tươi đấy nhưng trong lòng héo hon như thế nào, có ông nào hiểu được không?

Trong khi Tết là để vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn nhưng thời gian này chính các bà vợ lại phải gánh việc nhiều gấp đôi, gấp ba ngày thường vì lễ lạt, ăn uống...

Và giao thừa, chính khoảnh khắc này nó nhân lên gấp bội cái cảm giác chếnh choáng, hụt hẫng, tủi thân của các bà vợ. Tôi cá rằng phải đến 90% các bà vợ đều có cảm giác này khi Tết đến, Xuân về.

Không biết các ông chồng vô tâm không biết cảm giác này của vợ hay biết nhưng vẫn cố tình làm ngơ. Còn các bà vợ tại sao lại im lặng?

Theo tôi, họ cố chịu đựng mà thôi. Chịu đựng vì luôn ám ảnh cái mác lấy chồng phải theo nhà chồng. Chịu đựng cho êm cửa êm nhà, cho vợ chồng, con cái vui vẻ qua mấy ngày Tết. Nhưng các ông chồng có biết sự chịu đựng này nó cũng có giới hạn mà thôi.

Cảm giác chếnh choáng, hụt hẫng, tủi thân mỗi ngày, mỗi năm tích tụ ngày càng nhiều rồi sẽ có lúc nó sẽ bục. Mà khi nó bục rồi thì vá víu cho lành sẽ rất khó.

Tôi cũng vớ phải một ông chồng gia trưởng luôn tâm niệm Tết là phải về nhà nội ngày 30, mùng 1, mùng 2. Còn mùng 3, mùng 4 có thể về ngoại ăn Tết. Chúng tôi làm việc và sống ở Hà Nội. Nhà chồng và nhà đẻ tôi cách nhau 300km, lại ngược đường nên mỗi năm cứ Tết đến với tôi là cả một cuộc đấu tranh tư tưởng bởi có hẳn 3 quê. Lúc đó tôi lại phải sắp xếp thời gian: Về ngoại ngày nào? Ăn Tết nhà nội mấy ngày? Và ngày nào thì về nhà mình ở Hà Nội nữa?

Nói thật, đã là con người thì tâm lý bao giờ cũng ích kỷ coi nhà mình cũng là nhất. Bố mẹ đẻ nhà mình là nhất. Vì vậy, Tết mà không được về nhà đẻ ăn Tết cứ làm tôi bứt rứt không yên. Mặc dù nhà chồng rất vui vẻ, không quá nặng nề khâu cúng lễ hay ăn uống nhưng về nhà nội ăn Tết tôi vẫn cứ bị cảm giác lạc lõng, cô đơn, khó hòa đồng mặc dù tôi đã có hẳn 16 năm ăn Tết nhà nội… Từ cảm giác này rất dễ đến bản tính cáu kỉnh.

Chính vì vậy không Tết nào ăn Tết nhà nội mà tâm hồn tôi thanh thản, vui vẻ. Luôn mong đến Tết để đươc vui vẻ, nghỉ ngơi nhưng lại luôn mong cho 3 ngày Tết qua nhanh.

Không biết có phải tôi quá ích kỷ hay không?

Để bớt đi cái cảm giác nhớ nhà, (mà sao cứ gần Tết thì nhớ nhiều hơn), thương bố mẹ của mình, 16 năm nay chiều theo kế hoạch của chồng, cứ ngày 30, mùng 1, mùng 2 thì chúng tôi sẽ  về ăn Tết nhà nội. Vì vậy tôi yêu cầu chồng trước Tết vợ chồng phải về ngoại Tết bố mẹ. Sau Tết phải về ăn Tết với bố mẹ đẻ tôi một hoặc hai hôm rồi cả nhà mới khăn gói quả mướp về Hà Nội.

Vẫn biết một chốn 3 quê đi lại vất vả, tốn kém, nhưng cứ được về bên bố mẹ đẻ là tôi bất chấp tất cả, kể cả khi tiền trong túi chỉ đủ chi tiêu đi lại.

Liệu có phải tôi quá ích kỷ hay không? Bao năm rồi tôi trăn trở đi tìm câu trả lời nhưng đến nay vẫn chưa có đáp án. Chỉ biết rằng, hơn chục năm lấy chồng tôi đều ăn Tết nhà chồng nhưng cứ đến thời khắc đếm ngược thời gian để bước sang năm mới là tim tôi lại thắt lại, nước mắt cứ ứa ra vì nhớ bố mẹ, nhớ anh chị em, nhớ quê hương bản quán…

  
Đông Triều

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Người phụ nữ một chân vượt nghịch cảnh thành hoa khôi nhờ điệu múa đặc biệt

Vụ tai nạn cướp đi một chân khiến cô gái 24 tuổi khi ấy tràn đầy sức sống rơi vào tuyệt vọng. Nhưng nhờ gia đình và nghị lực phi thường của bản thân, một lần nữa Bế Thị Băng như được "sống lại", làm một con người khác.

Gia đình xứ Nghệ có 4 con trai, 6 con gái: Anh đi hỏi vợ, các em gái theo sau

Dù không cùng một mẹ sinh ra nhưng từ nhỏ, 10 anh em Thùy Linh rất đoàn kết và yêu thương nhau. Đặc biệt, 3 anh trai vô cùng chiều chuộng các em gái.

Người đàn ông Hà Nội là con trưởng, sinh 8 con gái: Tôi sướng hơn khối người

Những lúc vui, ông Thành thường tâm sự: Tôi có 8 con gái, sướng hơn khối người, con gái cũng nối dõi, thờ cúng bố mẹ như thường.

Hồng Nhung tiết lộ mối tình của bố với con gái thầy hiệu trưởng

Hồng Nhung nói bố chị trước đây là học sinh trường Bưởi còn ông ngoại là hiệu trưởng. "Bố ngày đó là người đẹp trai và chắc hẳn phải duyên và hài hước lắm mới cưa đổ được con gái của thầy hiệu trưởng".

Đang cập nhật dữ liệu !