Tiết lộ bất ngờ của TT Duterte về cuộc họp bàn Biển Đông với ông Tập Cận Bình

Hôm 4/9, Tổng thống Philippines thừa nhận ông "không hài lòng" với tuyên bố của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình về việc Trung Quốc có chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.

"Theo phép lịch sự, tôi nói với ông Tập Cận Bình rằng tôi không thúc giục cần có ngay câu trả lời. Và tôi không hài lòng với câu trả lời của ông ấy, nhưng tôi sẽ không hỏi thêm câu hỏi này lần nào nữa. Tôi chỉ nói, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm ban đầu bởi tôi biết ông Tập cũng đang chịu áp lực lớn từ những diễn biến ở Hong Kong", tờ Inquirer dẫn chia sẻ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm tới Trung Quốc hồi cuối tháng Tám và gặp gỡ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. 

Tổng thống PhilippinesRodrigo Duterte và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: SCMP)

Cũng theo Tổng thống Duterte, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nhất quyết không thay đổi quan điểm về tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” ở Biển Đông.

"Ông biết đấy, tuyên bố của chúng tôi là không thay đổi quan điểm. Chúng tôi không muốn nói về điều này nữa. Chúng tôi sở hữu tài sản ở đó, tại sao tôi phải nói chuyện này với ông", ông Duterte nhớ lại lời ông Tập nói.

Hôm 29/8, ông Duterte và ông Tập đã có cuộc gặp song phương tại Bắc Kinh để thảo luận về những tranh chấp chủ quyền lâu nay ở Biển Đông.

Ông Duterte cũng lý giải vì sao ông không thể làm căng với Trung Quốc là bởi việc tạo ra "bất đồng, tranh cãi với nước láng giềng mạnh hơn" là điều bất lợi.

“Tôi không thể gây chiến. Philippinesquá bé nhỏ. Đó là sự thật, do đó tôi không muốn gây chiến bởi điều đó là không thể. Tôi phải nói thẳng với người dân Philippines như vậy. Chiến tranh cũng không là điều tốt đẹp gì”, ông Duterte chia sẻ.

Một lần nữa, ông Duterte cũng lên tiếng thách thức về việc Mỹ có dám bảo vệ Philippines trước cuộc tấn công của Trung Quốc.

“Nói thực thi đảm bảo tự do hàng hải thì dễ. Nhưng Trung Quốc đã đưa ra các tuyên bố chủ quyền và kiểm soát những thực thể này. Liệu Mỹ có dám cứu chúng ta? Mỹ có sẵn sàng tham chiến”, ông Duterte nói.

Trước đó, Inquirer đưa tin hôm 30/8, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho hay, nhà lãnh đạo Trung Quốckiên quyết giữ quan điểm không công nhận phán quyết trên Biển Đông của Tòa trọng tài quốc tế ở The Huage, Hà Lan hồi năm 2016. Tuy nhiên, ông Tập hứa với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rằng Trung Quốc sẽ tránh “những hành động khiêu khích” trên Biển Đông.

Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở The Huage, Hà Lan vào ngày 12/7/2016 nhắc tới việc Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền của Philippines khi can thiệp vào hoạt động đánh cá và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)của Philippines trên biển Tây Philippines, cách Manila gọi một phần phía đông của Biển Đông. Phán quyết đồng thời lên án hành động Trung Quốc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Về phần mình, Trung Quốc lên tiếng chỉ trích và khẳng định không thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines bùng phát sau vụ việc hôm 9/6, một tàu Trung Quốc được cho đã tấn công tàu cá FB Gimver 1 của Philippines khiến tàu này bị chìm trên khu vực Biển Đông. Đáng nói, sau vụ tấn công, tàu Trung Quốc nhanh chóng rời khỏi hiện trường để mặc 22 ngư dân Philippines chơi vơi trên biển. Rất may, một tàu của Việt Nam hoạt động gần đó đã cứu toàn bộ ngư dân Philippines.

Chuyến thăm của ông Duterte tới Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh dư luận Philippines tỏ ra vô cùng tức giận về việc chính quyền Philippines quá mềm mỏng trước những hành động ngang ngược và hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: tổng thống Duterte Biển Đông Tập Cận Bình căng thẳng biển đông căng thẳng trung quốc philippines chủ quyền biển đông tranh chấp chủ quyền biển đông mỹ tuần tra biển đông trung quốc đâm chìm tàu cá philippines trên biển đông

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !