Mua nước của sông Đuống, nhiều công ty nước tại Hà Nội đối diện nguy cơ phá sản?

Trước việc, UBND thành phố đồng ý cho Công ty nước mặt sông Đuống bán mỗi m3 nước với giá 10.246 đồng, việc này không chỉ đi ngược nguyên tắc thông thường dẫn đến tình trạng là giá bán buôn cao hơn giá bán lẻ.

Cùng với đó, những công ty phải mua nước từ Nhà máy nước Sông Đuống đối diện nguy cơ thua lỗ nặng nề vì mua nước giá cao xong bán lại với giá thấp.

Hình ảnh nhà máy nước mặt sông Đuống

Năm 2019, năm đầu tiên Nhà máy nước mặt Sông Đuống bán, phân phối nước sạch ở Hà Nội với lưu lượng hơn 100.000m3/ngày đêm. Và để mua nguồn nước của đơn vị này, liên ngành TP đã trình UBND TP Hà Nội phương án cấp bù gần 200 tỉ đồng cho phần chênh lệch giá bán buôn.

Tháng 7/2017, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản ký văn bản quy định giá bán nước sạch tối đa của Nhà máy nước mặt Sông Đuống tạm tính là 10.246 đồng/m3, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Việc chấp thuận tạm tính giá cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống trên cao hơn cả giá nước sạch bán cho người dân theo quy định của UBND TP Hà Nội đang áp dụng. Thậm chí giá ấy còn cao hơn giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh nước sạch và cao hơn cả giá thực thu sau khi trừ chi phí khấu hao.

Trước việc phải mua nước giá bán buôn cao hơn giá bán lẻ khiến cho các công ty cung cấp nước sạch tại Hà Nội đối diện nguy cơ thua lỗ nặng nề, nếu không có phương án bù thì rất dễ dẫn đến phá sản. 

Trong đề xuất gửi UBND thành phố Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm tháng 10/2018, giá bán nước bình quân đến khách hàng là 9.761,28 đồng chưa bao gồm thuế GTGT và phí bảo vệ môi trường. Chỉ tiêu lợi nhuận mà UBND thành phố Hà Nội giao cho đơn vị này trong năm 2018 là 216 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội phải mua nước từ nguồn nước mặt sông Đuống thì sẽ đối diện với nguy cơ thua lỗ.

Cụ thể, căn cứ theo tính toán của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, nếu phải mua nước mặt sông Đuống thì chẳng những không lãi mà còn còn đối diện với việc sẽ lỗ 192,4 tỷ đồng/năm. Trong trường hợp không được bù khoản chênh lệch này thì công ty sẽ đối diện nguy cơ phá sản.

Cùng cảnh ngộ này, Công ty Cổ phẩn Nước sạch số 2 Hà Nội, nếu phải mua nước mặt sông Đuống với giá 10.246 đồng/m3 thì đơn vị này sẽ đối diện với nguy cơ lỗ mỗi năm khoảng trên 58 tỷ đồng. Phía Công ty này cũng khẳng định, nếu phải mua nước với giá trên thì công ty không thể đảm bảo nguồn tài chính, nguồn tiền trả lương, bảo hiểm…

Hình ảnh lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo VCCI tham dự lễ khánh thành Nhà máy nước mặt Sông Đuống giai đoạn 1

Trong khi việc mua bán nước từ các đơn vị vẫn còn chưa thống nhất thì UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng hướng dẫn Công ty nước mặt Sông Đuống, công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội, công ty CP nước sạch số 2 Hà Nội thống nhất tổ chức việc phát nước thương mại từ ngày 10/1/2019.

Về việc Hà Nội chấp thuận mức giá bán nước rất cao cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính; Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cũng khẳng định, giá bán buôn của Nhà máy nước mặt Sông Đuống cho Công ty nước sạch Hà Nội cao hơn giá bán lẻ nước sạch do UBND TP Hà Nội ban hành là không phù hợp với quy định của pháp luật.

“Theo Nghị định 117, giá bán buôn nước sạch không được vượt hơn giá bán lẻ hiện hành. Đây chính là mức cao bất hợp lý không được phép, vượt chuẩn pháp luật”, ông Thỏa nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, vấn đề lựa chọn quyết định nhà đầu tư và xử lý các chính sách liên quan đến đầu tư không đúng ngay từ đầu và cốt lõi là chọn nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính. Bởi một dự án mà vốn chủ 20%, vốn vay 80% thì chi phí lãi vay – một khoản chi phí hình thành mức giá – đẩy mức giá cao bất hợp lý là đúng.

“Chúng ta thực hiện đúng, tính đủ nhưng quan trọng là phải gắn liền với “hợp lý, hợp lệ” chứ không phải tính đủ cả những chi phí mà ta biết là không hợp lệ. Mặt khác, khi quyết định đầu tư về giá nước thì Nhà nước đã có quy định là giá bán buôn không được vượt giá bán lẻ thì người duyệt phương án đầu tư phải xử lý hợp lý nguyên tắc này ngay từ đầu”, ông Thỏa nêu quan điểm.

Trong khi đó, với việc các công ty phải mua nước mặt sông Đuống dường như đang dẫn đến tình trạng “lấn làn” trong quy hoạch cung cấp nước  tại Hà Nội mà đã được Chính phủ phê duyệt trước đó. 

Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 thì phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống gồm: Khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (gồm quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai), đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề. Ngoài ra còn cấp nước cho một số khu vực của tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. 

Trong khi đó, hiện tại, việc cung cấp nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống đang có dấu hiệu lấn sang vùng quy hoạch của nhà máy khác. Đơn cử như việc UBND thành phố Hà Nội đồng ý cho phía Công ty CP Nước mặt sông Đuống xây dựng tuyến ống truyền dẫn DN800 nằm trên tuyến đường 70 đoạn từ Quốc lộ 1A đến Cầu Bươu – Hà Đông thuộc huyện Thanh Trì. Điều đáng nói là khu vực này vốn nằm trong quy hoạch do nhà máy nước Sông Đà cung cấp vì thuộc khu vực Đô thị trung tâm phía Tây Nam Hà Nội. 

Trước việc đồng ý giá bán nước cao hơn cả giá bán lẻ, đồng ý cho xây dựng đường ống lấn sang vùng quy hoạch của đơn vị khác, nhiều người đặt câu hỏi về những “ưu ái lạ” mà phía UBND thành phố Hà Nội dành cho Nhà máy nước mặt sông Đuống không hiểu để nhằm mục đích gì khi mà người dân phải mua nước giá cao mà ngân sách nhà nước thì có nguy cơ phải bù tiền cho các công ty cung ứng nếu không muốn rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí là phá sản…

Theo Ngày nay

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?