Nhà sáng chế Việt Nam thành danh tại Nhật Bản với bí quyết "vượt lên miệng giếng"

Nguyễn Kim Quyền được biết đến là một tri thức trẻ có 15 năm làm kỹ sư thiết kế xe hơi, máy ủi, máy xúc, máy cày chạy điện thân thiện với môi trường cho các tập đoàn Nhật Bản như Nissan, Hitachi và sau này tại Viện Nghiên cứu máy nông nghiệp Nhật Bản

Bên cạnh đó, kỹ sư Quyền còn được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài biết đến là một doanh nhân người Việt thành công sau khi nghỉ việc tại các tập đoàn công nghệ, viện nghiên cứu lớn để lập doanh nghiệp riêng ở Nhật Bản.

Ngoài vai trò là một doanh nhân, anh Quyền vẫn giữ niềm đam mê của mình là nghiên cứu viên, kỹ sư trưởng chế tạo ra các sản phẩm công nghệ mới trong lĩnh vực y tế, thực phẩm.

Sau 15 năm gắn bó với công việc làm thuê cho các tập đoàn công nghệ, bắt đầu từ năm 2017, anh đã thử sức tiếp cận với hướng nghiên cứu mới gắn với ngành nghiên cứu thiết kế máy y khoa.

Các diễn giả trao đổi tạiVietnam Summit in Japan 2019.

Hiện tại, ở vai trò là CEO VietnamFood, Giám đốc dự án tại Magos@Metran Group, anh Quyền đã đưa những ý tưởng táo bạo, những nguyên lý mới theo phương pháp lắp ghép lego để áp dụng cho thiết kế và chế tạo máy hô hấp nhân tạo, đã được đưa vào sử dụng tại nhiều bệnh viện ở cả Việt Nam và Nhật Bản.

“Toàn bộ các sản phẩm được đưa vào lắp ghép chúng tôi đều trao đổi về bản quyền sở hữu trí tuệ với các bên liên quan, các hãng công nghệ liên kết với chúng tôi thậm chí còn chấp thuận sửa chữa sản phẩm gốc của họ để đạt được các tiêu chuẩn trong ngành y tế”, anh Quyền chia sẻ.

Để đạt được những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy, anh luôn tâm niệm triết lý đổi mới sáng tạo là: “Chiến thắng chính bản thân bằng cách vượt lên miệng giếng thoát khỏi vùng an toàn”.

Chia sẻ tại Vietnam Summit in Japan 2019 về quan niệm về việc ứng dụng phương pháp Lego trong nghiên cứu phát triển sản phẩm, anh Quyền nói: “Chơi Lego rất dễ nhưng cần phải có cái đầu tổng hợp tốt, phải tìm được kỹ sư hệ thống tốt thì mới thành công. Cái khó là biến cái của người ta hợp với cái của mình, để đạt được tính năng và yêu cầu máy của mình là rất khó. Cần phải có cách nhìn thấu đáo, xử lý vấn đề linh hoạt trong mọi tình huống. Chơi được Lego trong nghiên cứu phát triển sản phẩm thì sẽ thu được nhiều lợi thế: Chất lượng sản phẩm đã ổn định, thừa hưởng được nhiều tính năng tốt của ngành nghề khác; Không cần mất quá nhiều thời gian và tiền bạc vào nghiên cứu cơ bản; Giá thành rẻ hơn ta tự nghiên cứu rất nhiều”.

Khi đã có những kinh nghiệm và thành công nhất định, anh Quyền luôn theo đuổi phương châm cởi mở, doanh nghiệp sẵn sàng tiếp thu, ghi nhận những công nghệ mới, những phản hồi từ khách hàng và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng giúp cho xã hội được tốt hơn.

Anh Quyền cho biết, người Nhật Bản luôn coi trọng khách hàng sau đó mới nghĩ đến lợi nhuận công ty. Các sản phẩm khi đạt tiêu chuẩn Nhật Bản sẽ thuận lợi cho xuất khẩu toàn cầu.

Nhà sáng chế Nguyễn Kim Quyền.

Đối với ngành nghề cung cấp thiết bị y tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở Nhật Bản sẽ có cơ hội phát triển tốt khi liên doanh, liên kết với Việt Nam. Như vậy mới đưa ra được sản phẩm với giá cạnh tranh vì chi phí khi sản xuất sẽ rẻ hơn ở Nhật Bản. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kỹ thuật đổi mới sáng tạo từ Nhật Bản.

Dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được, anh cũng sẵn sàng chia sẻ các bí quyết thành công nhanh chóng cho các doanh nghiệp Việt Nam: “Hiện nay, gần 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản không có người kế nghiệp. Vì vậy, muốn doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh nên đầu tư sang mua lại các công ty này thì Việt Nam sẽ học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật, thị trường mà các công ty Nhật Bản hiện đang có”.

Chia sẻ thêm về kế hoạch thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tại Nhật Bản (NIC) do một nhóm các nhà khoa học có tên tuổi tại đây, anh Quyền bày tỏ niềm vui nếu kế hoạch đó được thực hiện.

“NIC của người Việt tại Nhật là niềm mơ ước và sẽ là niềm tự hào của chúng tôi. Tuy nhiên, nó chỉ đi đến thành công khi có nhà khoa học và nhà sản xuất đi kèm với nhau. Các tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam nên coi đây là một cơ hội đầu tư và có tầm nhìn chiến lược, vì các nhà khoa học Việt Nam ở Nhật còn có cả mạng lưới mạnh của họ nữa. Và để NIC trở thành một ê kíp tạo ra các sản phẩm công nghệ có giá trị gia tăng, cần có những nhà sản xuất biết lôi các sản phẩm nghiên cứu từ cloud xuống như chúng tôi để sản xuất và thương mại hóa bước đầu với quy mô vừa và nhỏ”.

Diễn đàn Vietnam Summit in Japan 2019 đã khép lại những mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác, phát triển với nhiều bài học được chia sẻ từ các nhà tri thức giầu kinh nghiệm, hướng tới sự phát triển của quê hương.

PV
Từ khóa: Nguyễn Kim Quyền Diễn đàn Tri thức người Việt tại Nhật Bản Vietnam Summit in Japan Phương pháp Lego

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.