Chuyện chưa kể về Lữ đoàn 316 Đặc công

Ít ai biết, những ngày tháng Tư lịch sử năm ấy, đơn vị Z23 thuộc Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn đã có trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc đầy cam go và ác liệt.

Lữ đoàn “luồn sâu, đánh hiểm”

Càng gần đến dịp Lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đại tá Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang), nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn, lại càng bận rộn hơn với lịch gặp mặt các hội cựu chiến binh, không chỉ ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh thành lân cận như Long An, Bình Dương hay Bà Rịa – Vũng Tàu quê ông.

Kể về những năm tháng tham gia kháng chiến, giọng của vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tư Cang vẫn rất hào hùng. Để phục vụ cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 20/3/1974, Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập. Lữ đoàn được tổ chức thành nhiều tiểu đoàn và phân đội, gọi tắt là Z.

Các chiến sĩ Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn sau trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc.

Theo Đại tá Tư Cang, trước ngày 30/4/1975, nhiệm vụ Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh giao cho Lữ đoàn 316 khi ấy là phải phân ra đi đầu các cánh đại quân, phát huy sở trường ngón đòn biệt động “luồn sâu đánh hiểm”, đánh trước vào một số mục tiêu quan trọng trong thành phố như Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng Nha Cảnh sát, Dinh Độc Lập, Biệt khu thủ đô…

Kế hoạch những ngày sát giờ “G” đã có một chút thay đổi. Khi ấy, Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn được giao nhiệm vụ chính là đánh chiếm và giữ cho được một số cây cầu trọng yếu xung quanh Sài Gòn để mở đường cho các cánh quân giải phóng cùng xe pháo tiến vào thành phố. Tuy vậy, trong nội thành, Lữ đoàn  316 còn phải cử một đội biệt động đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm làm tê liệt tổ chức chỉ huy của địch ngay từ phút đầu. 

Ác liệt trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Theo trí nhớ của Đại tá Tư Cang, thời điểm ấy là 3 giờ sáng 27 tháng Tư năm 1975, các chiến sĩ biệt động của đơn vị Z23 và Tiểu đoàn 81 đã nổ súng đúng giờ theo kế hoạch. Đúng giây phút đó, các chiến sĩ biệt động đã bất ngờ tràn lên mặt cầu và nhanh chóng chiếm được đầu cầu phía Đông. Trận chiến diễn ra ác liệt hơn khi bên ta tràn lên chiếm bốt gác bê tông ở phía Bắc cây cầu. Mặc dù so với bên địch rất chênh lệch về lực lượng và trang bị vũ khí, nhưng các chiến sĩ với tinh thần cảm tử truyền thống của biệt động đặc công đã chiến đấu rất anh dũng. Trong khi đó, tiểu đoàn 4 Thủ Đức báo cáo đã chiếm được cầu Sài Gòn, cây cầu dài nhất và gần trung tâm Sài Gòn nhất.

Sau một giờ đồng hồ, đơn vị Z23 đã chiếm được cầu Rạch Chiếc. Lúc này, theo lệnh chỉ huy, các chiến sĩ đặc công biệt động phải trụ lại trên cầu để đánh phản kích, quyết thực hiện nhiệm vụ được giao là giữ cầu chờ xe tăng của đại quân tiến vào thành phố. Súng vẫn nổ dai dẳng trên cầu Rạch Chiếc đến chiều 28 tháng Tư, khi quân địch tăng cường lực lượng buộc các chiến sĩ biệt động Z23 phải tạm thời rút ra vài trăm mét cố thủ trên bờ rạch.

Ngày hôm ấy, Đại tá Tư Cang cùng với các đồng chí trong Ban Chỉ huy và Ban Tác chiến Lữ đoàn luôn túc trực bên máy vô tuyến điện để theo dõi, chỉ đạo chiến đấu. Trong lúc chiến sự đang căng thẳng, Đại tá Tư Cang nhận được một mảnh giấy ngụy trang trong xâu nem chua báo về từ nội thành. Nội dung cho biết nội bộ phía Việt Nam Cộng Hòa đang rối loạn, có tranh luận gay gắt giữa hai phái chủ chiến và chủ hòa trong Chính phủ Dương Văn Minh. Thậm chí tướng lĩnh thuộc chiến đoàn đặc nhiệm bảo vệ thành phố Sài Gòn hoang mang chưa nhận nhiệm vụ chỉ huy.

Trong tình thế “nước sôi lửa bỏng”, chiều 28 tháng Tư, Đại tá Tư Cang nhận được một bức điện khẩn từ cấp trên với nội dung ngắn gọn nhưng là sự chờ đợi của biết bao chiến sĩ: “Giờ “G” cho toàn mặt trận: 0 giờ ngày 29 tháng Tư”. Ngay lập tức, Ban Tác chiến Lữ đoàn nhanh chóng thảo bức điện phổ biến giờ “G” cho các đơn vị và động viên tinh thần các chiến sĩ.

Cầu Rạch Chiếc ngày nay.

Đối với đội biệt động đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bức điện gửi cho đồng chí Bảy Vĩnh thêm ý kiến chỉ đạo: “Giờ “G” cấp trên phổ biến cho toàn mặt trận là như vậy nhưng việc đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Rút kinh nghiệm hồi Mậu Thân 1968, anh chú ý tình hình thật sát, hợp đồng theo tiếng súng, chọn thời cơ để tiến công. Sớm quá, lực lượng dễ bị tiêu hao trước khi đại quân vào tới. Muộn quá thì không cần tới phân đội của chúng ta nữa và do đó cũng không hoàn thành được nhiệm vụ…”. 

Tại chiến trường cầu Rạch Chiếc, phải đến đêm 29 tháng Tư, sau khi tổ chức lại lực lượng, các chiến sĩ đặc công biệt động Z23 đã bất ngờ tiến đánh khiến những người bên kia chiến tuyến bỏ chạy. Đơn vị chốt giữ cầu cho đến khi chiếc xe tăng đi đầu thuộc Lữ đoàn 203 binh đoàn Hương Giang qua cầu, tiến vào Sài Gòn lúc 9 giờ 30 phút sáng 30 tháng Tư. Để rồi sau đó, lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút sáng hôm ấy.

Giờ đây, khi nói về Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn, Đại tá Tư Cang đánh giá, những chiến công của đơn vị là những dấu mốc quan trọng, góp phần tô điểm cho toàn bộ bức tranh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Sau chiến tranh, Lữ đoàn đã rút gọn thành Trung đoàn 316 thuộc Bộ Tham mưu - Quân khu 7, sau đó đơn vị còn tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam và bảo vệ biên giới phía Bắc trước khi giải thể vào cuối năm 1980, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử.

Trong căn nhà nhỏ, Đại tá Tư Cang hồ hởi khoe, với những thành tích oai hùng ấy, Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn một thời ông giữ chức vụ Chính ủy được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 4/2015. Trong đó có 7 cá nhân được tuyên dương Anh hùng.

Được thành lập vào ngày 20/3/1974 với mục tiêu tham gia tiến công giải phóng Sài Gòn, chỉ hơn 1 năm sau ngày ra đời, Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn đã lập nhiều chiến công thầm lặng, góp phần vào công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 

Phương Anh Linh
Từ khóa: Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động Sài Gòn cầu Rạch Chiếc giải phóng miền Nam 30/4 thống nhất đất nước Dinh Độc Lập

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !