Dàn idol Kpop đời đầu tiết lộ quy định biểu diễn khắc nghiệt khác hẳn thời nay

Xuất hiện trong một chương trình gần đây, những nữ thần tượng thế hệ đầu ở Kpop đã tiết lộ về các quy định "gây sốc" vô cùng khắc nghiệt trong quá khứ.

Cùng có mặt trên sóng truyền hình mới đây, "nữ hoàng nhạc phim" Baek Ji Young cùng các nghệ sĩ Byul, Shim Eun Jin và Yoo Jae Hwan đã có một cuộc nói chuyện về sự thay đổi giữa Kpop năm 2020 so với Kpop những năm đầu thế kỷ 21.

Không ai khác mà chính 4 nữ nghệ sĩ này từng là người có khoảng thời gian hoạt động sớm nhất tại làng nhạc Hàn Quốc. Kể từ những năm 1990, 2000 cho đến năm 2020 là cả một quá trình phát triển không ngừng của Kpop khiến chính họ cũng không nhận ra được nền âm nhạc của quá khứ.

Các nữ idol cho biết thời trước, nghệ sĩ thường ở lại sân khấu để
chúc mừng người chiến thắng

Các nữ thần tượng thế hệ đầu tiên cho rằng, một trong những sự thay đổi lớn nhất của nền âm nhạc hiện tại so với trước đây là cách người chiến thắng trong các show âm nhạc hàng tuần ăn mừng.

Họ cho biết trong quá khứ, các nghệ sĩ thường ở lại trên sân khấu để chúc mừng chủ nhân của chiếc cúp âm nhạc. Trong khi đó thời nay, khi tên người chiến thắng được công bố thì những nghệ sĩ khác sẽ lần lượt rời sân khấu để nhường spotlight cho nhân vật chính.

Nữ nghệ sĩ Byul cho rằng "truyền thống" chúc mừng này bắt đầu thay đổi kể từ đầu những năm 2000 và nó dần hoàn thiện cho đến ngày hôm nay. 

Idol hạn chế việc xỏ khuyên tai hay nhuộm tóc vào những năm 1990, 2000

Một sự thay đổi lớn nữa mà các nữ nghệ sĩ cho là khác biệt giữa thần tượng đời đầu với nền Kpop hiện tại là bề ngoài của ca sĩ. Vào đầu những năm 2000, thần tượng không được phép hoặc hạn chế xỏ khuyên tai cũng như nhuộm tóc.

Đây dường như trở thành một quy định trong làng giải trí xứ Hàn. Dù vậy thì đối với hiện tại, không riêng gì nghệ sĩ được tự do xỏ khuyên, nhuộm tóc mà 2 trào lưu này cũng rất thịnh hành với giới trẻ. 

Ngày nay thì nghệ sĩ được tự do hơn trong việc này

Về trang phục biểu diễn cũng có sự khác biệt không nhỏ giữa 2 thế hệ thần tượng. Trước đó, các nữ nghệ sĩ tiết lộ thần tượng khi bước lên sân khấu thì không thể mặc trang phục quá hở hang. Đó là còn chưa kể đến những trường hợp cấm thần tượng bán khỏa thân hay lột áo ngay trong phần trình diễn.

Trong khi ngày nay thì đối với các idol nữ họ được lựa chọn trang phục ngắn và năng động hơn, còn với các idol nam thì đôi lúc còn để trần thân trên để biểu diễn.

Về trang phục biểu diễn thì ngày trước khắt khe hơn, nam nữ idol
không được phép khoe ngực hay mặc quần áo quá hở hang
Những hình ảnh như thế này là hoàn toàn không xuất hiện trên
sân khấu vào thế hệ idol đầu tiên

Tuy nhiên, 4 nghệ sĩ nữ thế hệ đầu của Kpop đều dành lời khen ngợi cho các ngôi sao Hàn Quốc ở hiện tại. Họ cho rằng mức độ khó của vũ đạo ở thời nay đã vượt lên rất nhiều so với giai đoạn đầu.

Ngoài ra, động tác vũ đạo cũng ngày càng được sáng tạo mới mẻ, điêu luyện và vô cùng đẹp mắt khiến người xem mãn nhãn khi theo dõi màn trình diễn. Và đặc biệt là có nhiều nghệ sĩ tài năng vừa có thể thực hiện vũ đạo hùng hục, vừa có thể giữ vững giọng hát chắc chắn của mình. Đó là một sự tiến bộ đáng tuyên dương của Kpop thời nay.

Nhưng 4 nghệ sĩ vẫn dành lời khen đối với nghệ sĩ Kpop hiện nay đặc biệt là về vũ đạo đẹp mắt và điêu luyện hơn hẳn thời trước
Thiên Trúc

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !