FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ TT&TT, để động viên, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TT&TT nói chung và các doanh nghiệp công nghệ số nói riêng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế, Bộ TT&TT đã tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế có doanh thu trên 100 triệu USD. 

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen cho lãnh đạo FPT, Viettel

Trong năm 2022, căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp TT&TT trên thị trường quốc tế, Bộ TT&TT đã chọn khen thưởng 2 doanh nghiệp là Viettel và FPT. Đây là những doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh trên 1 tỷ USD, là đại diện cho hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam đi ra nước ngoài và chinh phục thị trường quốc tế.

Với Viettel, năm 2022 doanh thu của tập đoàn này tại các thị trường nước ngoài đã đạt gần 3 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 20% so với năm 2021 và gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trên thế giới. Tất cả các công ty ở thị trường nước ngoài do Viettel đầu tư kinh doanh đều ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn bình quân thế giới, trong đó 6/9 thị trường tăng trưởng trên 2 con số so với năm 2021. Dòng tiền chuyển về từ các dự án nước ngoài đạt hơn 400 triệu USD. 

Còn với FPT, sau 23 năm đi ra nước ngoài, lần đầu tiên FPT đạt mốc doanh số ký xấp xỉ 1 tỷ USD từ thị trường quốc tế vào năm nay, tăng trưởng trên 30%. Trong đó, tính đến tháng 11, thị trường châu Mỹ tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng hơn 48%, thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng hơn 47%, thị trường Nhật tăng 27%. Đặc biệt, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số chiếm khoảng 40% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài. Con số này cũng khẳng định FPT đã đi đúng hướng trong hiện thực hóa chiến lược chuyển dịch sang cung cấp các dịch vụ CNTT tổng thể và toàn diện dựa trên các công nghệ lõi như AI, IoT, Cloud, Big Data, Automation… cho các tập đoàn hàng đầu trên toàn cầu. 

Không chỉ đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững, FPT cũng không ngừng mở rộng quy mô hiện diện mà còn đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế. Năm 2022, FPT mở mới hàng loạt các văn phòng tại các thị trường quan trọng như Mỹ, Đan Mạch, Thái Lan, Nhật Bản. Mạng lưới các văn phòng và 22 trung tâm phát triển phần mềm, trung tâm nguồn lực tại 27 quốc gia trên toàn cầu giúp FPT triển khai 24/7 các dịch vụ CNTT cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu.

Tại hội nghị, đại diện Bộ TT&TT cũng kỳ vọng trong năm 2023 và các năm tiếp theo, sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp trong lĩnh vực TT&TT đạt thành tích cao, trở thành các doanh nghiệp dân tộc, đại diện cho Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu.

Minh Tú

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Giảm 20% chi phí vận tải nhờ ứng dụng nền tảng cảng biển số

Nền tảng cảng biển số VSL của Công ty Smarthub Logistics Technology đã triển khai thành công tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Bình Dương, kết nối 126 hãng tàu, 280 đơn vị vận tải và 12.000 đầu kéo.

Đang cập nhật dữ liệu !