DNP Water: “Tay chơi” mới trên thị trường kinh doanh nước sạch là ai?

Năm 2019 là năm bắt đầu diễn ra sự cạnh tranh về quyền lợi giữa các công ty SXKD nước sạch từ nguồn nước mặt và các công ty sản xuất, kinh doanh từ nguồn nước ngầm. Việc tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường cạnh tranh mới phát sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trụ sở công ty NS3, số 8C Đinh Công Tráng, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Áp lực chính trị phải đảm bảo an ninh cấp nước

Tháng 2 năm 2018, CTCP Sản xuất & Kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội (mã chứng khoán: NS3) được tư nhân hóa 100% sau khi công ty mẹ Hawaco thoái toàn bộ 65,62% cổ phần nắm giữ tại công ty này.

Đây được xem là bước đột phá mới trong tiến trình cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng tiện ích. Doanh nghiệp tư nhân đang nắm cổ phần chi phối tại NS3 chính là CTCP Đầu tư ngành nước DNP (DNP Water), một công ty con của CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP Corp).

NS3 kinh doanh, phân phối nước sạch cho dân cư địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ các nhà máy nước của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội tại Yên Phụ, Gia Lâm và trạm sản xuất nước Đồn Thủy… Sản lượng cấp nước hiện tại 50.000 m3/ngày đêm.

Sau khi về tay ông chủ mới, ngay trong năm 2018, Công ty NS3 có vốn điều lệ 55 tỷ đồng đạt doanh thu 170 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 17 tỷ đồng.

Trong thư ngỏ gửi các cổ đông vào cuối năm 2018, ông Nguyễn Sinh Dũng Thắng – khi đó là Chủ tịch HĐQT NS3 – viết:

Do NS3 là đơn vị đầu tiên của Nước sạch Hà Nội chuyển dịch 100% lại cấp nước tại khu vực đặc biệt nhạy cảm là quận Hoàn Kiếm, quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, nên việc chuyển dịch quyền quản trị từ nhà nước sang tư nhân được đặc biệt chú ý, tạo cho NS3 một áp lực chính trị phải đảm bảo an ninh cấp nước cho quận Hoàn Kiếm, đồng thời việc chuyển giao quản trị từ công ty nhà nước sang DNP Water phải thành công”.

Cũng trong thư ngỏ, ông Thắng đặc biệt nhấn mạnh dự cảm của mình về thị trường kinh doanh nước sạch năm 2019:

Năm 2019 là năm bắt đầu diễn ra sự cạnh tranh về quyền lợi giữa các công ty sản xuất, kinh doanh nước sạch từ nguồn nước mặt và các công ty sản xuất, kinh doanh từ nguồn nước ngầm. Việc tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường cạnh tranh mới phát sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.”

Có vẻ như dự cảm của cựu Chủ tịch NS3 về năm 2019 phần nào đã đúng. Và việc DNP Water mua lại NS3 ít nhiều gây chú ý khi công ty mẹ của NS3 là một doanh nghiệp có nhiều thành viên trong HĐQT xuất thân từ lĩnh vực chứng khoán.

Hội đồng quản trị hiện tại của NS3 hiện tại gồm các thành viên: Ông Nguyễn Danh Hiếu (SN 1983, Chủ tịch HĐQT, bổ nhiệm tháng 4/2019); ông Nguyễn Đình Tiến (SN 1960, Giám đốc – thành viên HĐQT); ông Nguyễn Thế Minh (SN 1971, thành viên HĐQT, TGĐ Công ty Chứng khoán SHB, Phó TGĐ DNP Corp); ông Ngô Thành Chung (SN 1977, thành viên HĐQT); ông Lê Tuấn (SN 1984, thành viên HĐQT).

Nhà máy nước Đồng Tâm(Tiền Giang) của DNP Water.

Thành lập năm 2017, đầu năm 2018 mua luôn NS3

Đáng chú ý, Công ty mẹ của NS3, DNP Water mới chỉ thành lập vào năm 2017, chưa đầy một năm trước khi thâu tóm NS3.

DNP Water đã đầu tư và đang vận hành 17 đơn vị thành viên và liên kết, hoạt động tại 12 tỉnh thành với tổng công suất thiết kế của các đơn vị lên tới hơn 1 triệu m3/ngày đêm, phục vụ khu vực thị trường có tới hơn 10 triệu người.

Ngoài NS3, DNP Water hiện có hai công ty con hoạt động trong ngành sản xuất và kinh doanh nước là Nhà máy nước Bình Hiệp (Bình Thuận), công suất 51.250 m3/ngày đêm; và Nhà máy nước Đồng Tâm (Tiền Giang), công suất thiết kế 90.000 m3/ngày đêm.

Danh mục các công ty liên kết của DNP Water gồm: CTCP Cấp thoát nước Long An; CTCP Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế; CTCP Cấp thoát nước Bình Thuận; CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ.

Cùng các dự án mới của công ty như: DNP Bắc Giang (Giai đoạn 01 có công suất từ 30.000 – 50.000 m3/ngày đêm); NDP Long An (Giai đoạn 1 có công suất 30.000 m3/ngày đêm); Nhà máy nước Sơn Khạnh, Khánh Hòa (Công suất: 50.000 – 100.000 m3/ngày đêm).

Đáng chú ý, HĐQT của DNP Water hiện bao gồm 5 thành viên, đều xuất thân từ lĩnh vực đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ. Các thành viên này gồm:

Ông Vũ Đình Độ - Chủ tịch HĐQT. Trước khi gia nhập DNP vào năm 2012, vị doanh nhân sinh năm 1982 này có gần 4 năm làm kiểm toán viên tại KPMG.

Ông Vũ Đình Độ, sinh năm 1982, Chủ tịch HĐQT DNP.

Từ năm 2007 đến năm 2011, ông Độ trải qua các vị trí Giám đốc khối Phân tích đầu tư, Đầu tư, Thị trường vốn, M&A và công cụ phái sinh tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Chứng khoán VNDirect. Ông Độ cũng đã có một năm (2011-2012) đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc Maritime Bank.

Ông Vũ Đình Độ cũng chính là Chủ tịch HĐQT DNP Corp, công ty mẹ của DNP Water. Ông cũng đang giữ các trọng trách khác như: Chủ tịch HĐQT CTCP Thủy Điện Nậm La, Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Đồng Nai Miền Trung và là thành viên HĐQT CTCP Bình Hiệp.

Ông Hiedi Tanaka – Phó Chủ tịch HĐQT. Ông Tanaka đã có kinh nghiệm 40 năm quản lý, điều hành tại các tập đoàn lớn của Nhật Bản, trong đó vị trí giám đốc điều hành của các công ty thành viên thuộc tập đoàn máy xây dựng Kobelco tại các nước Mỹ, Việt Nam, Nhật Bản, Nigeria, Bangladesh.

Ông Peter Wang – Thành viên HĐQT. Ông Peter Whang có hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý đầu tư và quản lý quỹ ở thị trường châu Á. Ông đã thành lập và điều hành Joshua Tree
Asia Investments, từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành PineBridge Investments và các vị trí cấp cao tại các công ty khác tại châu Á và Mỹ. 

Năm 2016, ông tham gia Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với vai trò chuyên gia cao cấp quản lý và tư vấn việc thực hiện, đầu tư và thoái vốn ngành hạ tầng,
dầu khí & khai khoáng tại châu Á. Ông Wang là đại diện của IFC trong HĐQT
của DNP Water. 

Ông Nguyễn Hoàng Giang – Thành viên HĐQT. Ông Giang có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là ở các vị trí phát triển giải pháp công nghệ, quản lý rủi ro, điều hành…

Từ năm 2010 đến tháng 5/2018, ông là Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán VNDirect, và sau đó là thành viên HĐQT của CTCP Chứng khoán VNDirect.

Ông Lê Tuấn, sinh năm 1984, Tổng Giám đốc DNPw.

Ông Lê Tuấn – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc. Trước khi gia nhập DNP Water, CEO sinh năm 1984 này đã có hơn 10 năm kinh nghiệm đầu tư và quản lý đầu tư trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, hạ tầng và bất động sản ở các quỹ đầu tư và định chế tài chính trong và ngoài nước như Mekong Capital, Macquarie Group (Mỹ) và Tập đoàn T&T. Ông Tuấn cũng chính là thành viên HĐQT của NS3.

Ngoài ra, ngay trong Ban Tổng Giám đốc của NDP Water, những người trực tiếp điều hành công ty, cũng có tới 6/8 thành viên là những người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư. 2 thành viên còn lại không phải là người “ngoại đạo” là ông Hồ Văn Ngọc Bích (Giám đốc sản xuất) và ông Nguyễn Trùng Nhị (Giám đốc thiết kế & công nghệ).

Hiền Anh

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.