Chủ tịch TP.HCM: “Nhiều người không có khả năng mua nhà, thậm chí thuê cũng rất khó”

Ông Nguyễn Thành Phong nói về thực trạng hiện nay của một bộ phận người dân sinh sống tại TP.HCM trong buổi hội thảo về nhà ở được tổ chức sáng 17/9, "còn bộ phận lớn người lao động đang sinh sống trong điều kiện chật chội, không có khả năng mua nhà, thậm chí thuê cũng rất khó”.

Khung cảnh buổi hội thảo

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, hiện có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với người thân, trong đó có khoảng 20.000 hộ cán bộ công chức chưa sở hữu nhà ở, hơn 20.000 hộ sống trên hoặc ven kênh rạch và 35.000 hộ đang sống trong các chung cư cũ cần được cải tạo.

Hầu hết các đối tượng này đều có nhu cầu mua nhà ở thương mại vừa túi tiền - loại căn hộ 1-2 phòng ngủ, giá bán khoảng trên dưới 01 tỷ đồng/căn, hoặc thuê mua nhà ở xã hội trả góp 15 năm, hay thuê nhà giá rẻ.

Để giải quyết tình trạng này, ông Châu cho rằng cần phát triển các dự án nhà ở trong các khu đô thị vệ tinh (Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm, Tây Bắc…), các khu dân cư có quy mô lớn, hay chỉnh trang - tái phát triển các khu vực đô thị cũ.

Về mô hình phát triển các dự án, khu nhà ở quy mô vừa và nhỏ, ông Châu cho rằng mặt tích cực là góp phần giải quyết nhà ở trong giai đoạn kinh tế khó khăn, tuy nhiên mặt tiêu cực là đô thị phát triển theo kiểu “vết dầu loang”, phá vỡ quy hoạch, vì vậy hiện nay nên hạn chế mô hình này.

Dù vậy ông đề nghị cho phép doanh nghiệp được phát triển các dự án nhà trọ, phòng trọ để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp ở đô thị, người nhập cư.

Đồng thời, ông Châu cho rằng với thực trạng khoảng 42% nhà ở có diện tích dưới 30m2/căn, thậm chí có đến 22,4% nhà ở dưới 20m2/căn, đã đặt ra vấn đề cần xem xét lại, có thể quy định mức diện tích tối thiểu được tách thửa thấp hơn hiện nay để giải quyết bài toán nhà ở.

Về vai trò của chính quyền, ông nhấn mạnh các doanh nghiệp đang kỳ vọng về một môi trường "minh bạch, lành mạnh, bình đẳng, thông thoáng". Trong đó nhà nước vừa là người ban hành "luật chơi", tạo "sân chơi", vừa đóng vai trò trọng tài, điều phối để thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở, đảm bảo các lợi ích của người dân, doanh nghiệp và an sinh xã hội.

Ngoài ra hội thảo còn có ý kiến chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề này của các chuyên gia Singapore, Hàn Quốc, New Zealand…

TP.HCM có nhiều dự án cho người có thu nhập khá trong khi nhu cầu mua nhà ở xã hội đang rất lớn

Trước đó trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhìn nhận TP.HCM đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

Theo ông Phong, số dân sinh sống thực tế tại TP lên tới 13 triệu người và cứ 5 năm lại có thêm 1 triệu người. Điều này đồng nghĩa với mật độ dân số rất cao, từ đó tạo sức ép lớn đến quản lý đô thị - trong đó có nhà ở, dù hiện TP có khoảng 1,6 triệu căn nhà và diện tích nhà ở bình quân đạt 19,9m2.

“Tuy nhiên còn bộ phận lớn người lao động đang sinh sống trong điều kiện chật chội, không có khả năng mua nhà, thậm chí thuê cũng rất khó” – ông Phong nói, đồng thời cho biết việc phát triển nhà ở cho các đối tượng này là chỉ tiêu quan trọng mà thành phố đặt ra trong thời gian tới.

Đồng quan điểm với ông Phong, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân trong điều kiện TP.HCM hiện nay là “khó khăn, thách thức”.

“Thành phố có thành quả, nhưng nhiều người dân chưa có nhà ở hoặc đang sống trong những diện tích tối thiểu” – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.

Ông Sinh cho rằng thành phố cần có cơ chế hợp lý cho nhà ở xã hội, quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính và nghiên cứu dùng vật liệu mới để giảm giá thành cho nhà ở xã hội.

Khẳng định tầm quan trọng của nhà ở cho người thu nhập thấp, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho hay, cần nghiên cứu lại chính sách cho loại hình này theo hướng hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp. Cũng theo ông, nhà ở xã hội không có nghĩa là nhà chất lượng thấp.

Phong Vũ
Từ khóa: nhà ở xã hội chung cư xã hội nhà thu nhập thấp bất động sản giá rẻ Chủ tịch Nguyễn Thành Phong

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

Hóa đơn tiền điện tăng vì đổi ngày ghi số, hàng triệu khách hàng có lo thiệt?

Việc thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ lần này của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã được lên kế hoạch từ trước Tết. Hàng triệu khách hàng có phải lo lắng việc bị thu tiền điện cao hơn trước?

Kiều bào được “mua đất, mua nhà” sẽ làm bùng nổ thị trường bất động sản

Việc Luật Đất đai năm 2024 quy định người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam nhằm khuyến khích, góp phần thúc đẩy đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào trong nước.

Đoàn khách Hạ Long tố nhà hàng ở Hải Dương 'chặt chém' hoá đơn gần 6 triệu

Cho rằng bị "chặt chém" sau khi ăn uống tại một nhà hàng ở TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thành viên trong nhóm thực khách đã đăng bài lên mạng xã hội.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.