Phụ huynh cùng giáo viên Sa Ná xắn tay làm thợ, dựng lại trường học sau lũ dữ

Do điểm trường tiểu học ở bản Son và Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) bị lũ quét làm sập, cuốn trôi nên chính quyền địa phương đang nỗ lực hoàn thành sớm các phòng học lắp ghép bằng sắt để sớm đưa học sinh đến lớp, chuẩn bị năm học mới.

Điểm trường mần non, tiểu học Son-Sa Ná được tập trung lại một khu sau khi lũ quét cuốn trôi điểm trường tiểu học.

Sau hơn nửa tháng khi cơn lũ quét đi qua bản Sa Ná, cuộc sống người dân nơi đây dần ổn định. Các cơ quan chức năng cùng người dân đang nỗ lực từng ngày làm các công tác giải phóng mặt bằng khu tái định cư (TĐC) cũng như sớm hoàn thành các phòng học để đưa các em học sinh kịp bước vào năm học mới.

Nỗ lực hoàn thiện để ngày 22/8 học sinh có thể đến lớp.

Theo ghi nhận của PV, sau khi trở lại vùng lũ quét Sa Ná ngày 20/8, tại đây, các thầy cô giáo, nhân dân cùng hàng chục cán bộ, chiến sỹ biên phòng, người cuốc, xẻng, người máy, người cắt, người lợp... đang cùng nhau khẩn trương hoàn thiện những công việc cuối cùng để lắp ghép những bộ bàn ghế, lợp những tấm tôn, làm lại sân trường, nâng cấp các phòng học... để hoàn thành những lớp học lắp ghép tại điểm trường Son-Sa Ná sớm nhất.

Công tác hoàn thành 4 lớp học tiểu học lắp ghép bằng khung sắt, lợp mái tôn được khẩn trương.

Theo kế hoạch, ngày 19/8 là ngày tựu trường của học sinh trên toàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, do trận lũ quét ngày 3/8 đã làm sập phòng học, cuốn trôi nhiều vật chất ở điểm trường tiểu học của học sinh bản Son-Sa Ná nên đến thời điểm hiện tại học sinh nơi đây vẫn chưa thể đến lớp tựu trường.

4 lớp học lắp ghép bằng khung sắt, lợp mái tôn đã cơ bản hoàn thành.

Trước những khó khăn đó, UBND huyện Quan Sơn đã quyết định lắp ghép 4 phòng học bằng khung sắt, lợp mái tôn và ngăn vách bằng tôn tại khu vực điểm trường mầm non để sớm đưa các cháu học sinh đến lớp trước khi điểm trường mới kiên cố được xây dựng hoàn thiện.

Lực lượng biên phòng cùng giúp nhân dân, chính quyền xây dựng lại điểm trường.

Ông Lê Đình Xuân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn cho biết: “Để khắc phục khó khăn về lớp học, ngành giáo dục, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, cùng nhân dân đang nỗ lực hết sức mình để sớm có thể hoàn thành các phòng học; dự kiến đến thứ 5, ngày 22/8, các em học sinh có thể đến lớp”.

Cũng theo ông Xuân, tại điểm trường mầm non, tiểu học Son-Sa Ná có 4 lớp học tiểu học đang lắp ghép do điểm trường cũ bị lũ cuốn trôi; bên cạnh đó còn có 3 lớp học mầm non với 71 học sinh tiểu học, 57 học sinh mầm non.

Thầy giáo trở thành những người thợ lắp ghép bàn ghế.

Được biết, điểm trường mầm non, tiểu học Son-Sa Ná là 2 bản Son, Sa Ná thuộc xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) nằm cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 200km. Vào ngày 3/8 vừa qua, do bị lũ quét chảy qua cuốn trôi hơn 20 ngôi nhà và nhiều tài sản của người dân, làm 4 người chết và 6 người mất tích.

Nhân dân cùng chính quyền chung tay dựng lớp để sớm bắt đầu năm học mới.

Công việc cuối cùng để hoàn thành điểm trường.

Người dân nhiệt tình góp sức cùng địa phương tái thiết trường lớp.

Lực lượng biên phòng đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sỹ giúp dựng trường.

Nhiều giáo viên nỗ lực như những thợ nghề chuyên nghiệp để hoàn thành việc lắp đặt bàn ghế trong thời gian sớm nhất.

Trần Nghị
Từ khóa: Thanh Hóa Na Mèo Sa Ná Son Điểm trường Nỗ lực Lắp ghép Phòng học Đến lớp Năm học mới UBND huyện Quan Sơn Lũ quét

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !