Á hậu Kiều Loan: 'Tôi từng là một người rỗng tuếch vì tính ham chơi'

'Trước đây, tôi từng là một người rỗng tuếch vì tính ham chơi. Tôi suy nghĩ nông cạn, phớt lờ đi những chuyện buồn và hoàn toàn không suy nghĩ về nó', Á hậu Kiều Loan chia sẻ.
Kiều Loan tự tin diện bikini bốc lửa tại Miss Grand International

'Tôi chỉ cao hơn 1,70m là quá thấp so với họ'

- Cảm xúc của Kiều Loan sau khi trở về từ cuộc thi Miss Grand International?

Dù có đôi chút mệt nhưng tôi vui vì được gặp gỡ gia đình, bạn bè. Tôi dành cả ngày đầu tiên để đi ăn uống, vui chơi cùng ba mẹ. Tôi nghĩ mình đã lấy lại được nguồn năng lượng cần thiết. Đây cũng là bước đệm để tôi có thể chuẩn bị tốt cho những dự án tiếp theo. 

- Bạn cảm thấy thế nào khi mọi người gọi mình là cô gái có “tinh thần thép” trong suốt cuộc thi?

Tôi tự nhận đó là một lời khen. Khi đoạt giải Á hậu 1, tôi đã biết nếm trải vị đắng đầu đời bởi không nhận được nhiều sự ủng hộ. Lúc tham gia Miss Grand International, tôi cũng nhận không ít những lời chê bai, nói nặng.

Từ việc tham gia Miss Grand International, tôi muốn mọi người nhìn thấy “tinh thần thép” của mình. Tôi nghĩ, sự tiến bộ của mình xuất phát từ tinh thần, nhờ tinh thần mà tôi có thể làm được mọi thứ nên tôi rất quý điều đó và sẽ cố gắng nhiều hơn.

- Có phải do hạn chế về hình thể nên bạn không thể tiến xa hơn trong đêm chung kết? 

So với dàn thí sinh năm nay, tôi biết điểm yếu của mình nằm ở hình thể. Các đại diện đến từ Mỹ Latinh cao trung bình hơn 1,80m, tôi chỉ cao 1,70m là quá thấp so với họ. Tiêu chí của Miss Grand International là một cô gái có sắc vóc nóng bỏng và nổi trội, tiếp theo mới tính đến vẻ đẹp bên trong và trí thức.

Mặt bằng thí sinh năm nay rất mạnh, họ hoạt động, giao lưu tự nhiên và lưu loát. Tôi chấp nhận điểm yếu của mình và cố gắng hơn ở những mặt khác. Dù có tiến sâu hơn nữa, chung cuộc vẫn sẽ thua các thí sinh khác, đặc biệt là các cô gái Mỹ Latinh.

Giám khảo đánh giá thí sinh theo quá trình và cả phần diễn trong đêm chung kết. Nếu mọi người cho rằng đã có kết quả trước đêm chung kết thì kết quả đó cũng là được căn cứ từ quá trình hoạt động của các thí sinh. Có thể giám khảo đã nhắm trước một vài trường hợp nổi bật nhưng vẫn không thể nắm chắc các suất này bởi sẽ có những thí sinh bứt phá trong đêm chung kết. Tôi nghĩ có chọn trước nhưng điểm quyết định vẫn nằm trong đêm chung kết.

 

Là đại diện đầu tiên của Top 3 Hoa hậu Thế giới Việt Nam tham gia đấu trường nhan sắc Quốc tế, Kiều Loan đã đạt thành tích Top 10 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.

- Thân thiết hai người có vị trí cao như Hoa hậu Mexico và Venezuela, bạn thấy ai xứng đáng hơn? 

Ban giám khảo chấm theo cả quá trình chứ không riêng một cá nhân nào đó. Họ có những cái nhìn rất sâu và xa chứ không hẳn chỉ nhìn trước mắt. Tính tình của hai chị hòa đồng, dễ thương và luôn nhốn nháo giống tôi nên ba chị em rất hợp. Hình thể hay cách trình diễn đều nổi bật nên ai giành vị trí Hoa hậu cũng đều xứng đáng. 

- Có nhiều ý kiến cho rằng phần thi ứng xử năm nay không phân loại được thí sinh?

Câu hỏi càng dễ thì càng thách thức sự thông minh và sáng tạo. Người ta luôn đề cao sự sáng tạo chứ không phải sự hiểu biết rộng. Ban giám khảo đã có sự nhìn nhận, đánh giá trong cả quá trình. Những phần thi như phỏng vấn rất dễ để phân loại thí sinh chứ không hẳn là chỉ có 5 thí sinh trả lời câu hỏi trong đêm chung kết mới có thể đánh giá. 

Các câu hỏi liên quan đến vấn đề của Venezuela như muốn nói với thế giới rằng họ không hề bất ổn. Venezuela rất xinh đẹp và đáng để mọi người đến tham quan. Bản thân tôi thấy các câu hỏi đó có giá trị nhân văn rất lớn và giải đáp tình hình hiện tại của Venezuela.

Chỉ vài tháng sau khi đăng quang ngôi vị Á hậu 1, người đẹp được đánh giá là có những tiến bộ vượt bậc. Từ ánh mắt, cử chỉ cho đến những bước catwalk cô đều như lột xác, khác xa so với những ngày đầu.

- Trong cuộc trò chuyện với ban giám khảo, còn điều gì bạn chưa tiết lộ với mọi người?

Vì tôi là thí sinh nhỏ tuổi nên họ hỏi những vấn đề về học tập như tôi học trường nào, ở đâu và trước đây từng tham gia những cuộc thi sắc đẹp nào. Khi tôi nói mình 19 tuổi và chuẩn bị chuyển trường, họ thắc mắc vì sao tôi lại chuyển trường. Tôi bảo vì tôi vừa đạt ngôi vị Á hậu 1 và dự định chuyển trường để theo đuổi ước mơ. Mọi người bắt đầu tò mò và hỏi tôi nhiều hơn, thật ra đó là một 'cú' gài.

Năm nay Miss Grand International không có cuộc thi tài năng, nên tôi tranh thủ thể hiện tài năng ca hát ngay tại buổi phỏng vấn. Lúc đó, tôi bảo mình có niềm đam mê ca hát và sắp trở thành ca sĩ khi về Việt Nam. Ông Nawat (Chủ tịch cuộc thi - PV) cảm thấy rất thích thú, bởi ngoài chuyên tâm vào cuộc thi sắc đẹp, những cái ngoài lề ông cũng rất chú ý. Tôi bắt đầu hát và họ yêu cầu chọn một bài tiếng Việt. Tôi đã chọn bài Người hãy quên em đi của chị Mỹ Tâm để hát cho họ nghe. 

- Trước chung kết, bạn đã livestream và nói mình sẽ đạt được vị trí cao. Cảm xúc của bạn thế nào khi công bố Top 20 không có tên mình?

Việc tôi livestream và nói sẽ đạt thứ hạng cao là thứ hạng so với bản thân tôi vì suy nghĩ tệ nhất ban đầu là tôi sẽ không nằm trong Top nào cả.

Khi không được vào Top 20, trong đầu tôi liên tục hiện ra nhiều suy nghĩ. Tôi sợ mình không có cơ hội đọc được bài diễn thuyết. Cảm giác lúc đấy có đôi chút buồn, nhưng vì chương trình luôn diễn ra liên tục nên tôi dùng năng lượng tích cực tạo động lực cho mình trước, không cho phép bản thân thất vọng để những phần thi sau sẽ mất tinh thần. Tôi lấy lại tinh thần nhanh với hy vọng mọi người sẽ bình chọn để cho mình cơ hội vào Top 10 với danh hiệu Miss Popular Vote. 

Tự nhận hình thể kém hơn các thí sinh khác nhưng người đẹp không nản lòng. Cô cho biết mình cũng có những thế mạnh riêng và cố gắng phát huy nó để bù đắp cho những thua thiệt về mặt ngoại hình.

- Nhiều khán giả cho rằng bạn có phần diễn thuyết rất tốt nhưng không được vào Top 5 vì là thí sinh được khán giả bình chọn, bạn nghĩ thế nào?

Tôi nghĩ kết quả cuối cùng là kết quả BGK chấm cả hành trình. Tôi nghĩ có lẽ sự cố gắng của mình chưa đủ hoặc thiếu những yếu tố cần thiết nào đó để bước vào Top 5. Mọi người nói là tôi thể hiện tốt nhất trong phần diễn thuyết, thế nhưng việc thể hiện tốt ở phần đó không đủ để bù đắp những điểm khuyết của tôi trong những phần khác. 

- Nếu đưa ra lời khuyên cho những thí sinh Việt Nam đi thi Miss Grand International sau này, bạn sẽ lưu ý điều gì ngoài vấn đề sắc vóc?

Đi thi chưa đầy một tháng mà gọi là có kinh nghiệm để truyền lại thế hệ sau thì tôi không dám. Tôi chỉ có những bài học tự rút ra cho bản thân mình. 

Ngoài vấn đề sắc vóc thì năng lượng là điều rất quan trọng và cần thiết. Có thể bạn không giỏi tiếng Anh, nhưng bạn phải biết cách làm cho người khác vui. Việc làm người khác cảm thấy vui khi ở bên bạn là điều cần thiết.  Thứ hai, tôi thấy ngoại ngữ là điểm rất quan trọng, giúp bạn có thể tự tin giao tiếp hơn. 

Tôi nghĩ đó là cách để ghi dấu ấn. Thứ nhất là để BGK thấy mình có khả năng kết nối mọi người. Thứ hai là để khi mình thắng cuộc, các thí sinh khác sẽ cảm thấy phục vì mình luôn mang niềm vui đến cho họ.

Kiều Loan khiến người nhìn có cảm giác thân thiện, gần gũi mỗi khi tiếp xúc. Đặc biệt, ở cô luôn tỏa ra nguồn năng lượng tích cực, giúp người xung quạnh trở nên vui vẻ hơn.

Hai mẹ con xung đột vì con quyết tâm thi Hoa hậu

- Cha mẹ bạn có cảm thấy sốc với sự thay đổi của con gái khi đến với các cuộc thi Hoa hậu không?

Trước đây, ba mẹ chỉ hướng tôi theo con đường học vấn. Lúc tôi đạt giải Hoa khôi và nhận được lời đề nghị tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam, mẹ hoàn toàn không cho và ba là người thuyết phục mẹ.

Thời điểm tham gia cuộc thi trong nước cũng là lúc tôi thi học kỳ. Vì năm đầu tiên nên tôi đặt mục tiêu là phải đạt được bằng giỏi và có những thành tích nhất định. Dù nhà trường cũng tạo điều kiện, sắp xếp cho tôi học và thi lại vào đợt sau nhưng mẹ nhất quyết không cho. 

Hai mẹ con cũng phát sinh vài xung đột, không nói chuyện với nhau. Sau mỗi lần bất đồng quan điểm, một là mẹ nói tôi nghe, hoặc là tôi giải thích mẹ cũng lắng nghe nhưng cuối cùng vẫn không được kết quả tốt đẹp. Mãi cho đến khi ba và chị đứng ra giải hòa mới thôi mâu thuẫn.

Ngày tôi từ Venezuela trở về, mẹ thốt lên rằng “Tự hào quá!” bởi mẹ chưa bao giờ nghĩ con gái của mẹ sẽ làm được điều đó. Từ trước đến giờ, mẹ không cho tôi làm bất cứ việc gì cả, chỉ học và phụ giúp những việc lặt vặt trong nhà. Mẹ không tin có ngày cho tôi đi thật xa để theo đuổi ước mơ của mình. 

- Được biết chị gái là người có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn, bạn có thể chia sẻ một chút về người chị này?

Nhân vật ảnh hưởng nhất đối với cuộc sống của tôi chính là chị (cười). Chị là người mở màn cho tôi đến với các cuộc thi sắc đẹp và một tay chị sắp xếp, ủng hộ, bên cạnh tôi. Ngay cả những dự án sắp tới của tôi hay việc chuyển vào Sài Gòn học cũng đều do chị yêu cầu và thuyết phục mẹ. 

Tôi thừa nhận mình không giỏi bằng chị và chị là hình mẫu tôi muốn hướng tới. Chị tôi học Văn rất giỏi, còn được thi học sinh giỏi Quốc gia. Chị là người rất sâu sắc nhưng đôi khi sự sâu sắc đó làm người khác không thích. Chị rất mạnh mẽ và tôi học được tinh thần mạnh mẽ đó từ chị. 

Trước đây, tôi từng là một người rỗng tuếch vì tính ham chơi. Tôi suy nghĩ nông cạn, phớt lờ đi những chuyện buồn và hoàn toàn không suy nghĩ về nó. Sau khi bắt đầu tham gia vào trong những lĩnh vực này, chị là người khuyên tôi nên thay đổi tính tình bởi không phải mọi chuyện đều dễ dàng như ở quê. Tôi cảm thấy, nếu có cơ hội chị sẽ làm tốt hơn tôi rất nhiều trên con đường hoạt động nghệ thuật.

Kiều Loan diện trang phục dân tộc với hơn 1000 đèn led tại Miss Grand International. Cô cho biết bản thân tiến bộ hơn về cử chỉ, ánh mắt và cách catwalk một phần là nhờ chị gái góp ý, chỉ dạy.

- Có bao giờ bạn cảm giác chị là người đang sống thay mình trước những công kích ác ý từ bên ngoài không?

Chị và mẹ là hai người đều như sống thay tôi trên Facebook, trực tiếp hứng chịu những lời chỉ trích, công kích từ bên ngoài thay tôi. Còn ba thì luôn truyền năng lượng, tinh thần cho tôi. Thời gian tôi vừa đạt Á hậu 1, khi mà xem những bình luận thì tôi không biết đó là lời thật hay không. Những lần đó, chị là người khuyên bảo, chỉ dạy tôi, khi đọc những lời này thì nên thế nào, người này thì nên làm sao. 

- Luôn xuất hiện với vẻ ngoài mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng, có phải bạn đang cố gắng giấu đi cảm xúc bên trong?

Trước kia, tôi rất thích một câu trong bài hát của chị Thu Phương là “có bình yên nào mà không xót xa”. Không quá đến nỗi xót xa như trong lời bài hát nhưng đối với một cô gái 19 tuổi thuần quê, để có được ngày hôm nay thì mọi thứ thật không dễ dàng. 

Tôi luôn cười và có nguồn năng lượng tích cực khi đi ra ngoài xã hội. Còn khi trở về nhà, dường như tôi hoàn toàn là con người khác. Nụ cười của tôi không mang niềm vui đến cho bản thân, nó mang niềm vui đến cho mọi người. 

- Bạn có chia sẻ trong quá trình thi đã ngắt liên lạc với gia đình, vì sao bạn lại tự tạo ra một rào cản như vậy?

Tôi rất nhớ nhà và dễ rơi nước mắt vì gia đình nên tôi đã chọn cắt đứt liên lạc. Tôi không cắt đứt hoàn toàn mà mẹ nhắn tin tôi vẫn trả lời nhưng không để dông dài cuộc trò chuyện. Khi nói quá nhiều, tâm trí tôi lại chỉ có gia đình thôi sẽ không thể tập trung vào công việc. 

Tôi nghĩ khi nhắc về gia đình là lúc tôi yếu lòng nhất, mà trong cuộc thi không cho phép yếu lòng. Vậy nên để tạo cho mình “tinh thần thép”, tôi chọn cách cô đơn. Tôi nghĩ những lúc một mình là những lúc bản thân mạnh mẽ nhất.

- Vào Sài Gòn sinh sống, bạn cảm thấy thế nào?

Tôi là một người hòa đồng, dễ thích nghi nên việc chuyển sang môi trường mới là không quá khó. Có điều, tôi nghĩ mình phải tập làm quen với những góc khuất, những vấn đề không thể nhìn bằng mắt thường, những điều mà phải cần thời gian, trải nghiệm mới có được. 

Sau khi trở về từ Miss Grand International, tôi không còn cảm thấy quá sợ hững vấn đề ở Việt Nam nữa. Qua mỗi trải nghiệm, bản thân tôi ngày càng mạnh mẽ hơn. Biết đâu sau này có lúc tôi phải cần có tinh thần như lúc ở Venezuela.

Người đẹp cho biết, sau khi một mình chinh chiến tại đấu trường Quốc tế, cô cảm thấy tinh thần và ý chí của mình ngày càng mạnh mẽ hơn. Đây là nền tảng giúp cô đối diện với các khó khăn sau này.

- Đang học ngành Kinh doanh Quốc tế, vậy vào Sài Gòn bạn có tiếp tục theo ngành này nữa không, bởi bạn chia sẻ có niềm đam mê ca hát và bắt đầu kế hoạch để trở thành ca sĩ?

Tôi không thích về kinh doanh lắm mà là người dành cho nghệ thuật. Bởi tính tình, suy nghĩ của tôi đều bay bổng, chỉ hợp với nghệ thuật thôi. Tôi nghĩ, một năm học Kinh doanh Quốc tế cũng đã giúp tôi có kiến thức cơ bản nhất về ngành kinh tế rồi. 

Khi chuyển vào Sài Gòn, tôi sẽ quyết tâm theo đuổi con đường ca hát. Hy vọng rằng, với sự nghiêm túc thực hiện ước mơ và nỗ lực từng ngày của mình, mọi người sẽ đón nhận tôi với vai trò mới, giống như cách mà mọi người đã đón nhận trong lúc tôi thi Miss Grand International. 

- Bạn có chia sẻ gì với Tường San, Thùy Linh và cả Hoàng Thùy - người đã ủng hộ bạn rất nhiều trong những ngày qua - khi họ sắp bước ra đấu trường Quốc tế?

Trong quá trình đi thi, tôi hơi vô tâm với Linh và San (cười). Vì mỗi ngày phải suy nghĩ, chuẩn bị cho phần thi của mình nên tôi không có thời gian nói chuyện nhiều với hai bạn. Tuy nhiên, chúng tôi có nhóm nói chuyện riêng, Tường San và Thùy Linh vẫn luôn bên cạnh, cổ vũ, chúc mừng và còn kêu gọi mọi người ủng hộ cho tôi nữa. 

Tôi cũng có theo dõi và biết chị Hoàng Thùy đã ủng hộ mình rất nhiều trong những ngày qua và biết ơn chị vì điều này. Trong những ngày trở về này, tôi hy vọng mình có thể ở cạnh và ủng hộ mọi người như cái cách mà mọi người đã quan tâm tôi vậy, đặc biệt là Tường San đang ở trên đấu trường Miss International tại Nhật Bản. Tôi chúc cho Tường San tự tin thể hiện mình thật tốt, làm hết sức mình để đạt được thành tích cao nhất có thể.

Ban Giải trí VNN, Ảnh: MT
Từ khóa: Á hậu Kiều Loan

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !