Hà Tĩnh: Xét "ngẫu hứng", nhiều cán bộ huyện có nhà vẫn được cấp "đất vàng"

Việc cấp đất cho cán bộ, viên chức hành chính huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hết sức đúng đắn, có ý nghĩa nhân văn, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức có chỗ ở ổn định. Tuy nhiên, việc cấp đất này lại thực hiện một cách "ngẫu hứng", sai lệch gây hệ lụy xấu.

Trụ sở UBND huyện Lộc Hà.

Kẽ hở trong tiêu chí xét duyệt

Huyện Lộc Hà được thành lập năm 2007, trên cơ sở một phần diện tích và dân số của hai huyện Can Lộc và Thạch Hà và xã Thạch Bằng là trung tâm huyện. Thời điểm khi thành lập, huyện Lộc Hà có 13 đơn vị hành chính cấp xã, với diện tích tự nhiên là 118,31 km2, dân số 86.213 người (chiếm mật độ 729 người/km2).

Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức có nơi ở ổn định để yên tâm công tác, huyện Lộc Hà đã xin chủ trương cấp đất cho các đối tượng này. Ngày 10/4/2009, Tỉnh ủy Hà Tĩnh có thông báo số 394-TB/TU về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Lộc Hà, trong đó nói rõ về việc cấp đất ở cho cán bộ, công nhân, viên chức hành chính huyện "có nhu cầu chính đáng. Thường trực tỉnh ủy đồng ý chủ trương, nhưng phải bố trí phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và không bố trí vào những vùng đất có giá trị và lợi thế thương mại".

Được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của Huyện ủy Lộc Hà, Liên đoàn Lao động huyện đã xây dựng tiêu chí xét cấp đất ở như sau:

Tiêu chuẩn chính mà Liên đoàn Lao động huyện Lộc Hà đề ra để xét cấp đất là đối tượng cả vợ và chồng đang công tác tại các cơ quan hành chính cấp huyện (từ 30/12/2008 trở về trước) có nhu cầu làm nhà ở tại huyện (50 điểm). Sau 2008, cứ mỗi năm giảm 5 điểm; đối tượng chồng (hoặc vợ) đang công tác tại huyện (từ 30/12/2008 trở về trước) có nhu cầu làm nhà ở tại huyện (40 điểm). Sau 2008, cứ mỗi năm giảm 5 điểm.

Tiêu chuẩn được cộng thêm điểm để xét cấp đất là đối tượng về công tác tại huyện năm 2007 (30 điểm), năm 2008 (20 điểm), năm 2009 (15 điểm), năm 2010 (10 điểm) và năm 2011 (5 điểm).

Ngoài ra, tiêu chuẩn ưu tiên khác là đối tượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ 2 năm liên tục trở lên (danh hiệu từ CSTĐCS trở lên và khen thưởng từ giấy khen UBND huyện trở lên: 10 điểm); đối tượng gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ tối đa được cộng 5 điểm (trong đó, bản thân là thương binh, bệnh binh thì được cộng 5 điểm, bản thân là con thương binh, con bệnh binh, con liệt sỹ, có vợ hoặc chồng là thương binh, bệnh binh, liệt sỹ thì được cộng 3 điểm; đối tượng có chỗ ở hiện nay cách trung tâm huyện trên 10 km (10 điểm); đối tượng có chỗ ở hiện nay cách trung tâm huyện dưới 10 km (5 điểm).

Liên đoàn Lao động huyện Lộc Hà đã xây dựng các tiêu chí xét cấp đất ở cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức hành chính nhà nước của huyện.

Dựa vào bộ tiêu chí này, tính đến ngày 15/11/2013, UBND huyện Lộc Hà đã cấp 2 đợt với tổng số 168 suất đất ở cho cán bộ, công nhân, viên chức hành chính huyện, có vị trí rất đẹp và thuận lợi tại xứ đồng Lô Cốt, thôn Phú Nghĩa, xã Thạch Bằng.

Cán bộ ngân hàng, điện lực... đều được cấp đất

Ngay sau khi Liên đoàn Lao động huyện Lộc Hà có tiêu chí xét cấp đất cho cán bộ, công nhân viên chức hành chính huyện, các phòng ban cấp huyện đã tiến hành rà soát, bình chọn lập danh sách đối tượng được cấp đất.

Điều đáng nói là, trong số 168 suất đất đã được cấp cả hai đợt, có rất nhiều cán bộ đã có nhà ở tại các xã lân cận như Thạch Kim, Thạch Châu, Thịnh Lộc, hoặc TP Hà Tĩnh. Điều này trái với thông báo số 394-TB/TU ngày 10/4/2009 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về chủ trương cấp đất ở cho cán bộ, công nhân, viên chức hành chính huyện "có nhu cầu về nhà ở chính đáng".

Cụ thể, thông tin từ cán bộ địa phương cho biết: Trường hợp bà Đặng Thị Vinh, cán bộ phòng Nội vụ huyện Lộc Hà đã có nhà kiên cố ở thôn Yên Định, xã Thịnh Lộc, đất cấp theo Nghị định 64, thửa đất này đứng tên ông Nguyễn Đức Dong (chồng bà Vinh); Ông Nguyễn Khắc Diện, cán bộ Huyện ủy Lộc Hà cũng đã có nhà 2 tầng với diện tích 1.025,4m2 trên trục đường ven biển tại thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc đứng tên ông Nguyễn Khắc Diện; Ông Phạm Hạnh, nguyên CTMTTQ huyện Lộc Hà, đã có nhà tại xóm Liên Tân (xã Thạch Kim) với diện tích 252,3m2 đứng tên ông Phạm Hạnh...

Ngoài việc cấp đất cho nhiều đối tượng đã có nhà ở, trong số 168 suất được cấp, còn có 8 đối tượng không phải là cán bộ, viên chức hành chính huyện. Họ thuộc thành viên của các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn, đó là: Nguyễn Hửu Sửu, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Nam Nhật, Trần Văn Bé (Ngân hàng Nông nghiệp Lộc Hà); Bùi Quang Quân, Nguyễn Đình Sơn (Điện lực Lộc Hà); Phan Văn Bằng, Dương Hữu Uy (Viễn thông Lộc Hà).

Nhiều đối tượng đã có nhà ở kiên cố, doanh nghiệp trên địa bàn vẫn được cấp đất.

Sau đó, ngày 5/9/2014, Liên đoàn Lao động và Ban quản lý dự án cấp đất ở CBCNVC huyện Lộc Hà lại có Công văn số 01/CV-BQLDA gửi Thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo UBND huyện, xin chủ trương cấp đất ở đợt 3 cho cán bộ, công nhân, viên chức hành chính với số lượng 56 suất.

Việc cấp đất cho các đối tượng thuộc cơ quan ngân hàng, điện lực, viễn thông trên địa bàn là không đúng đối tượng.

Một cán bộ bị loại khỏi danh sách cấp đất phản ánh: “Tôi là một viên chức nhà nước, về công tác tại UBND huyện Lộc Hà vào năm 2013. Hiện nay, vợ chồng tôi vẫn chưa có đất ở, đang phải thuê nhà trọ. Vì về công tác muộn hơn những người khác, vợ tôi lại không cùng công tác trên địa bàn huyện nên căn cứ vào tiêu chí thì không được cấp đất”.

“Trong khi đó, có những đối tượng ở gần trung tâm hành chính huyện, có nhà cao cửa rộng, xây dựng đàng hoàng kiên cố, vẫn được xét duyệt cấp đất. Thử hỏi thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy như vậy có đúng hay không?”, vị này bức xúc nói.

Bài 2: Cấp đất tràn lan, Lộc Hà thực hiện trái tinh thần chỉ đạo của tỉnh
Trần Hoàn - Hà Vy
Từ khóa: Cấp đất cán bộ Tiêu chí cấp đất huyện Lộc Hà Sai đối tượng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nhà ở

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.