Số phận thăng trầm của dự án tháp Dầu khí chọc trời

Sau nhiều lần sang tay, đổi tên, hạ dần độ cao, tháp Dầu khí 102 tầng trước đây giờ vẫn chỉ là một công trường ngổn ngang.

Phối cảnh tòa tháp Dầu khí - PVN Tower lúc ban đầu

Tổ hợp tháp Dầu khí (Mễ Trì, Từ Liêm) là một dự án đình đám vào những năm 2010 với thiết kế 102 tầng; gồm khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, công viên giải trí... Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD.  Tại thời điểm đó, đây là tòa nhà có thiết kế cao nhất Việt Nam do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên khi thị trường bất động sản lâm vào khủng hoảng ( đầu năm 2011 đến cuôínăm 2013) và việc Chính phủ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) không tiếp tục thực hiện dự án "Tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại, Công viên giải trí và Tháp Dầu khí tại khu đất 25ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội". Dự án sau đó được chuyển giao cho Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Quy mô dự án giảm xuống 79 tầng với tổng mức đầu tư 600 triệu USD. 

Sau khi tiếp nhận dự án, thay vì triển khai trên toàn bộ diện tích khu đất 25ha, PVC chỉ tiếp tục thực hiện dự án trên diện tích đất 21,2ha. Tuy nhiên, trong 3 năm tiếp quản dự án, PVC đã không triển khai tiếp và dự án này vẫn chỉ là một bãi đất hoang.

Sau khi  PVN rút lui, Chính phủ đã cho phép TP Hà Nội lựa chọn nhà đầu tư không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ định và tháng 7/2015, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh trở thảnh chủ đầu tư mới của dự án. Dự án tháp Dầu khí sau đó được đổi tên thành “Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Golden Palace A”. Quy mô rộng hơn 20ha tại phường Mễ Trì và Phú Đô (quận Nam Từ Liêm). Theo phê duyệt của cơ quan quản lý, công trình cao nhất tại dự án là khối chung cư 44 tầng với 762 căn hộ. 

Năm 2016, dự án vẫn là bãi đất ngổn ngang

Dự án có sẽ có 3 khu chính gồm công viên giải trí; khu công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở và khu trường học liên cấp. Khu công viên giải trí chiếm 3 phần 4 diện tích với khoảng 14,4ha, mật độ xây dựng 5%, chiều cao một tầng, trong đó phần diện tích hồ nước khoảng 2,5ha. 

Khu trường học có diện tích khoảng 1,6ha gồm trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, mầm non. Phần công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở có diện tích đất khoảng 1,5ha. Trong đó, ngoài khối chung cư cao 44 tầng còn có khu nhà ở thấp tầng có cửa hàng (shophouse) với 22 căn.

Dự án có tổng vốn đầu tư 4.460 tỷ đồng. Trong đó vốn tự có của chủ đầu tư 669 tỷ đồng, chiếm 15% tổng mức đầu tư; vốn vay - vốn huy động 3.791 tỷ đồng, chiếm 85% tổng mức đầu tư.

CTCP Đầu tư Mai Linh là một cái tên không xa lạ gì trong ngành bất động sản. Ông chủ Mai Linh, đại gia Trần Đăng Khoa, là chủ đầu tư Dự án Golden Palace Mễ Trì và tại thời điểm đó, là Chủ tịch HĐQT của CTCP Đại Quang Minh, doanh nghiệp tham gia thực hiện những dự án lớn tại bán đảo Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh.

Theo giới phân tích, tháng 9/2016 Mai Linh đã phải thoái toàn bộ vốn tại Đại Quang Minh để thực hiện dự án Golden Palace A.

Tiến độ thực hiện dự án Golden Palace A được chủ đầu tư công bố vào thời điểm đó, đối với khu công viên giải trí, từ quý 1/2017 đến quý 4/2018; đối với khu hỗn hợp nhà ở, trường học, thương mại từ quý 1/2017 đến quý 4/2021. Giai đoạn kết thúc, đưa vào khai thác sử dụng đối với khu công viên giải trí trong quý 1/2019; đối với khu hỗn hợp nhà ở, trường học, thương mại quý 1/2022.

Cho đến cuối năm 2018, 3 năm sau khi tòa tháp Dầu khí thay tên đổi chủ, hạ độ cao đến 2 lần, khu đất của dự án này vẫn chỉ là một bãi đất hoang, ngổn ngang gò đống.

Tuy nhiên, có vẻ như dự án này đang được hồi sinh, bởi mới đây, trên nhiều trang môi giới bất động sản, thông tin về dự án Golden Palace A đang tràn ngập. Theo tìm hiểu của PV Infonet, cuối năm 2018, một tập đoàn BĐS lớn ở Hà Nội đã âm thầm mua lại dự án này và đang bắt đầu tiến hành triển khai dự án.

Liệu sự “thăng trầm” của dự án tháp Dầu khí có kết thúc khi vào tay chủ mới hay không?

Mộc Miên

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?