Cuối tuần, nhiều gia đình tảo mộ sớm trước Tết

Phong tục tảo mộ thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội, cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Tảo mộ cuối năm, ngoài là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước, còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Có những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện, cũng để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết đồng thời cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Đại gia đình ông Xuyên cùng nhau đến tảo mộ chiều chủ nhật dịp gần Tết.

Ông Vũ Đức Xuyên (ở Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, năm nào cũng vậy, vào dịp cuối năm, ông và các em của mình lại có cơ hội đi về thắp hương cho cha mình. Đây không chỉ là ngày anh, em gặp nhau trò chuyện, quây quần, con cháu biết về ý nghĩa của tục tảo mộ. Ông Xuyên còn cho biết, trong các ngày tảo mộ như dịp cuối năm và lễ Thanh minh, ông sẽ cùng các em và mẹ ông năm nay 88 tuổi lại lên thăm mộ ông bà. Điều này cũng khiến mẹ của ông yên tâm nếu sau này bà khuất núi con cháu cũng sẽ chăm sóc như thế.

Ông Vũ Đức Lợi (ở quận Long Biên, Hà Nội) thì chia sẻ, vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh hay ngày giỗ ông bà tổ tiên hàng năm là anh em, con cháu lại tập hợp nhau lại cùng đi lên thăm mộ, mang cây hoa từ Hà Nội lên trồng hoa và dọn dẹp mộ phần của cha ông mình.

Ông Lợi kể, ngày còn sống, cha ông là nhà giáo nên thường xuyên nói cho con cháu nghe về các phong tục và lễ giáo mang nét văn hóa của người Việt. Ông Lợi cũng hi vọng rằng những việc làm của ông cùng gia đình sẽ giúp con cháu nhớ về những đấng sinh thành của mình.

Gia đình cô Nhã (trú tại phố Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần lên thăm phần mộ của tổ tiên. Cô Nhã chia sẻ, vợ chồng cô cùng đi lên thắp hương mời bố mẹ cô Nhã đã qua đời về ăn Tết cùng con cháu, đồng thời tranh thủ dọn dẹp mộ phần. Cô Nhã mua cả cây quất mang từ Hà Nội lên nghĩa trang Lạc Hồng Viên để trang trí phần mộ. Cô Nhã kể, trước kia gia đình cô phải gửi tro cốt ở nghĩa trang Văn Điển, hàng năm vào các dịp lễ tết truyền thống, cô vẫn đến tảo mộ nhưng chỉ hương khói mà không thể chăm sóc dọn cỏ, trồng cây, cắm hoa như hiện nay. Gia đình cô đã mua 20m2 đất nghĩa trang để đưa người thân về yên nghỉ.

Vợ chồng cô Nhã cùng nhau chăm sóc phần mộ của gia đình.

Theo Đại đức Thích Trí Thịnh – Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng (huyện Kim Sơn, tỉnh Hòa Bình), từ lâu người dân Việt Nam luôn coi trọng chữ hiếu, luôn khắc ghi trong lòng lời dặn “uống nước nhớ nguồn” của các bậc cha ông, vậy nên cứ vào dịp cuối năm, các gia đình lại sắm sửa cùng nhau đi tảo mộ.

Tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình. Tảo mộ cuối năm còn là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua và mời những người đã qua đời về ăn Tết cùng gia đình.

Đại đức Thích Trí Thịnh cũng lưu ý, khi đi tảo mộ nên chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính. Không nên dẫm đạp lên phần mộ của người khác.

Việc đưa trẻ nhỏ đi tảo mộ, Đại đức Thịnh cho rằng, tùy vào từng nghĩa trang. Hiện nay có một số khuôn viên công viên nghĩa trang có thể đưa cả trẻ nhỏ đi nhưng những vùng hẻo lánh, nguy hiểm thì không nên.

K.C
Từ khóa: tảo mộ là gì tảo mộ có ý nghĩa gì tảo mộ là gì tảo mộ cuối năm

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !