Thương binh 1/4 bỏ biệt thự ở phố, rủ vợ lên rừng kiếm tiền tỉ nhờ trang trại

Là thương binh 1/4 nhưng anh Lê Văn Thanh (SN 1962), quê ở phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bỏ phố lên rừng để làm kinh tế. Với quyết tâm và lòng kiên trì, anh Thanh đã biến quả đồi trọc thành trang trại mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Với hơn1.000 gốc Cam V2 cho bói khoảng 2 tấn, thu hoạch vào dịp Tết này, giá bán từ 50 đến 70 triệu đồng/tấn mang lại nguồn thu lớn cho gia đình anh Thanh.

Cựu binh và mối tình thơ mộng

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai trẻ Lê Văn Thanh nhập ngũ khi vừa tròn 21 tuổi. Sau 3 tháng huấn luyện Khe Lang (Hà Tĩnh), tháng 6/1983, anh Thanh  được biên chế vào đơn vị C2D3 Đoàn 7701,  thuộc Quân khu 7 sang trực tiếp chiến đấu ở tỉnh Công Bong Thơm (Campuchia).

Năm 1985, trong một trận đánh hết sức ác liệc, anh Thanh bị thương vào đầu, với thương tật hạng 1/4. Sau đó, anh được trực thăng chở về điều trị tại Bệnh viện 7A, Quận 5, rồi chuyển lên Bệnh viện 175, Quận Gò Vấp, TP.HCM điều trị gần 1 năm; rồi được cho đi an dưỡng ở huyện Củ Chi, TP.HCM.

Năm 1987, Thương binh Lê Văn Thanh được chuyển ra an dưỡng ở Đoàn 200 tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An; sau đó được chuyển tiếp về Trại Thương binh 4 ở xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Đến năm 1990, anh Thanh xin về hẳn ở địa phương để được gần với gia đình.

200 gốc bưởi diễn đã cho quả và được thu hoạch đúng vào dip Tết nguyên đán này.

Dù thương tật đầy mình nhưng khi kể về chuyện tình duyên, thương binh Lê Văn Thanh như được sống lại thời trai trẻ của mình: “Hồi đó tôi đang an dưỡng tại Đoàn 200 ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) nên thỉnh thoảng có về thăm gia đình. Thời kỳ này chuyện đi lại, tàu xe khó khăn lắm, nhưng chúng tôi thuộc đối tượng chính sách nên được ưu tiên mua vé”.

“Một lần trên đường từ Bến xe Kỳ Anh ra đơn vị, tôi thấy một cô bé đang loay hoay chờ mua vé đi thăm anh trai ở Xí nghiệp đá Hoa Cương Quỳ Hợp. Thấy thế, tôi đã xếp hàng mua hộ rồi quen nhau”, anh Thanh nhớ lại.

Cũng theo thương binh Lê Văn Thanh, mọi chuyện xuất phát từ chữ duyên, bởi dọc đường đi, chị Phan Thị Nguyệt (vợ anh hiện nay) hỏi anh lúc nào về để về cùng. Anh nói là 1 tuần sau, nhưng do công việc nên 10 ngày sau anh mới về được. Lạ thay, khi về đến Bến xe Vinh thì anh lại gặp chị Nguyệt cũng đang chờ mua vé xe về Hà Tĩnh.

Quy trình sản xuất cam sạch, có chứng chỉ VietGap của trang trại gia đình anh Thanh.

“Do không có xe về thẳng nên chúng tôi buộc phải mua vé về Cẩm Xuyên. Sau đó chờ mãi tận khuya mới xin được ngồi sau thùng một chiếc xe tải và khi về đến Kỳ Anh thì đã 1 giờ sáng. Lúc này Nguyệt không thể về Kỳ Sơn được, nên tôi đưa cô ấy về nhà tôi nghỉ tạm để sáng mai xin xe về nhà. Thế là sau hôm đó, chúng tôi nên duyên vợ chồng”.

Năm 1988, anh chị chính thức về chung một nhà trong niềm hân hoan của mọi người. Cưới nhau xong, chị Nguyệt ra Trại Thương binh 4 cùng anh được một thời gian thì anh chị xin ra quân.

Thời gian đầu về quê, anh chị làm đủ nghề để kiếm sống như mở quán ăn, buôn bán vôi ve, bán rau bắp cải và chạy chợ... Dù bươn chải đủ nghề nhưng thu nhập thấp, kinh tế gia đình không thể khấm khá lên được, cuộc sống vẫn hết sức khó khăn.

Để phục vụ nước tưới cho cây trồng, anh Thanh đã xây một bể nước "khổng lồ" trên đỉnh đồi để tích trữ cho mùa khô.

Khi cơ chế mở cửa, anh Thanh đã mạnh dạn vay vốn mua sắm phương tiện để kinh doanh vận tải nhưng cũng bữa đực bữa cái và thu nhập cũng chẳng đáng là bao. Cho đến khi Nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa khởi công xây dựng, anh Thanh mua thêm máy đào đất đưa vào làm được mấy năm, tích lũy thêm chút vốn liếng cho các dự định sau này.

Vươn lên làm giàu từ trang trại

Nhận thấy xu hướng phát triển kinh tế trang trại là cách làm bền vững, năm 2014, thương binh Lê Văn Thanh đã cùng vợ bán toàn bộ máy móc, mua gần 10 ha vườn đồi của một người bạn cùng quân ngũ tại thôn Sơn Trung 1, xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Ban đầu trong vườn chỉ có một số cây cam, bưởi, gió trầm và keo tràm. Khi bạn bè ở Đoàn 200 Nghĩa Đàn đến chơi, thấy những cây cam đã 30 năm tuổi vẫn sai quả, ăn ngọt, nên bàn anh chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, đặc biệt là trái cây đặc sản.

Vì thế, cuối năm 2015, vợ chồng anh Thanh quyết định chặt bỏ hết keo tràm, chuyển sang trồng cam và bưởi giống mới năng suất cao.

Vào thời điểm mùa vụ, trang trại của anh Thanh phải có từ 8 đến 10 người làm công mới hết việc.

Nhớ lại những ngày đầu bắt tay làm trang trại, anh Thanh không khỏi bàng hoàng và lo lắng: “Ngày đó tôi mua 1.000 cây giống ở Nghĩa Đàn, giá mỗi cây về đến trang trại là 25.000 đồng. Nhưng giống không đảm bảo nên phải nhổ bỏ toàn bộ chỉ sau 8 tháng trồng trọt, chăm sóc”.

Sau đó được bạn bè giới thiệu chỗ uy tín nên anh Thanh đã đặt ghép 2.100 gốc cam Xã Đoài lòng vàng và 1.000 gốc Cam V2 (còn gọi là Xã Đoài muộn); năm 2016 anh mua thêm 200 cây giống bưởi Diễn ở Viện cây giống Hà Nội; năm 2017 mua tiếp 700 cây giống bưởi Phúc Trạch về trồng.

"Thời kỳ đầu hết sức gian khó, từ việc đào hố trồng cây đến việc bón phân, khử bệnh, tất cả đều phải thuê mướn. Đây cũng là giai đoạn vất vả nhất bởi sâu bệnh, vi khuẩn, ghẻ, gỉ sắt lan tràn. Kinh nghiệm chưa có, giống cây thì đắt và toàn là đặc sản nên chết cây nào là đau như dao cắt", anh Thanh nhớ lại.

Căn nhà 2 tầng tại phường Sông Trí, anh Thanh cho thuê với giá 15 triệu đồng/tháng và chuyển hẳn lên rừng làm trang trại.

Cũng theo anh Thanh, công việc chăm bón cũng vất vả không kém, mỗi năm bón phân chính vụ 1 lần, bón bổ sung vào gốc 2 lần và cải tạo đất bằng phân chuồng. Bình quân mỗi cây bón từ 40 đến 50kg phân chuồng, 3kg phân tổng hợp (đạm, lân, kali). Ngoài ra, phải phòng trừ sâu bệnh định kỳ 4 lần/năm cùng với phân bón lá trên cây để bưởi có được quả to, chất lượng.

Ở vùng núi đồi, nước tưới cũng là một vấn đề hết sức nan giải. Anh Thanh cho biết, may mắn trang trại của anh có một khe nước nhỏ chảy qua, nên anh đã mua 50 khối đá, 50 khối cát và hàng tấn xi măng để xây đập giữ nước và bể chứa để có nước tưới quanh năm cho trang trại.

Song song với việc trồng cây, phát triển kinh tế vườn đồi, để phục vụ cuộc sống trước mắt, thương binh Lê Văn Thanhoofcungx mạnh dạn đào 2 cái ao để nuôi cá; nuôi 200 con chim bồ câu; gần 300 con gà, ngan, vịt để phục vụ cuộc sống. Ngoài ra, cựu binh còn nuôi thêm 13 con bò để lấy phân bón. 

Đúng với mô hình vườn ao chuồng - VAC, trang trại của anh Thanh được coi là hình mẫu để các đồng đội về học tập và noi theo, tấm gương vượt khó vươn lên của người thương binh này cũng là một trong những điển hình sản xuất giỏi của tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2019...

Căn biệt thự này của vợ chồng anh Thanh cũng ở phường Sông Trí, cách trang trại khoảng 25km nhưng thỉnh thoảng vợ chồng anh mới về ở.

Sau nhiều lần đổ bể trong chuyện làm ăn đã giúp anh bản lĩnh hơn trước thời cuộc, hơn nữa được người bạn đời kề vai sát cánh nên anh có thêm động lực. Bên cạnh đó được nhà nước hỗ trợ một số tiền cây giống, hỗ trợ công nghệ tưới nhỏ giọt Isarel 40 triệu đồng nên giảm bớt gánh nặng phần nào.

Qua bao sóng gió, thăng trầm, đến thời điểm hiện tại, trang trại của Lê Văn Thanh có 2.100 gốc cam Xã Đoài lòng vàng (trong đó 1.100 cây vừa cho bói khoảng 2 tấn, giá 30 triệu/tấn tại vườn); 1.000 gốc Cam V2 (còn gọi Xã Đoài muộn), đến tết mới thu hoạch khoảng 2 tấn (giá bán từ 50 ngàn đến 70 triệu đồng/tấn); 200 gốc bưởi Diễn, cho bói 200 quả (giá 50 ngàn đồng/quả tại vườn); trên 700 cây bưởi Phúc Trạch đã trồng được 2 năm, sang năm sẽ cho bói và 500 cây quýt bản địa trồng được hơn 2 năm cũng gần cho quả.

Hiện tại, do nhu cầu công việc, thương binh Lê Văn Thanh đang duy trì một nhân công cố định với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm mùa vụ thì có tới 8 đến 10 người làm. Tính đến thời điểm hiện nay, anh đã chi phí trên 2 tỷ đồng.

Nói về đầu ra cho sản phẩm, thương binh Lê Văn Thanh khẳng định: “Chúng tôi làm cam sạch, có chứng chỉ VietGap nên không lo về đầu ra. Hiện tại, chúng tôi không phun thuốc bảo vệ thực vật hay hóa học mà dùng bằng sinh học và nano bạc. Để phòng chống sâu vẽ bùa làm hỏng lá, chúng tôi dùng phân bón lá sinh học kết hợp với long não để xua đuổi côn trùng".

Cũng theo thương binh Lê Văn Thanh, dự kiến năm sau sẽ có trên 20 tấn cam và trên 500 quả bưởi diễn, tổng thu nhập các loại khoảng trên 1 tỷ đồng/năm. Những năm sau đó, nếu thuận buồm xuôi gió thì sẽ cao hơn.

Trải lòng với PV Infonet, thương binh Lê Văn Thanh như thở phào nhẹ nhõm: "Vợ chồng tôi có 4 người con, 3 trai 1 gái. Ba cháu lớn đã xây dựng gia đình, con gái út đang du học tại Canada. Trang trại là nơi để vợ chồng tôi vui thú khi về già".

Trần Hoàn
Từ khóa: Thương binh Làm giàu Phát triển kinh tế trang trại Kinh tế vườn đồi Lê Văn Thanh Xã Kỳ Sơn Huyện Kỳ Anh

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !