Viễn cảnh giáo dục mới: Đẩy mạnh giáo dục “cá nhân hóa”, tránh dạy kiểu "đồng phục"

Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau vậy làm thế nào để giáo viên nhận ra năng lực khác nhau của đứa trẻ hay chúng ta chỉ thực hiện dạy một bài giống hệt nhau, dạy kiểu “đồng phục” cho tất cả học sinh? Giáo viên không sáng tạo thì làm sao dạy học sinh sáng tạo được.

Đó là ý kiến của đại biểu tại Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 với chủ đề “Những viễn cảnh giáo dục mới” (Vietnam Educamp 2019), do Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kết hợp với Câu lạc bộ Giáo dục mới tổ chức, đã diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội.

3 chữ C trong giáo dục Việt Nam

Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS.TS Lê Anh Vinh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết, năm học 2019-2020 được coi là năm bản lề cho những đổi mới căn bản trong trường học dưới tác động của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới kể từ năm 2020.

PGS.TS Lê Anh Vinh nhận định, nhìn lại giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến nay, chúng ta có rất nhiều kết quả đáng tự hào và sử dụng 3 chữ C để tóm lược những kết quả nói trên: cam kết, công bằng, chất lượng.

Chữ C đầu tiên là “Cam kết”. Theo đó, GD&ĐT luôn là quốc sách hàng đầu trong các văn bản chiến lược. Mức đầu tư công của Việt Nam đối với giáo dục luôn bảo đảm 20% tổng chi, khoảng 5.8% GDP, nằm trong mức cao so với các nước trong khu vực.

Chữ C thứ hai là “Công bằng”. Đây là điểm mạnh của giáo dục Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Chúng ta đã đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học từ những năm 2000, cấp THCS vào năm 2010 và phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017. Tỉ lệ nhập học của học sinh có điều kiện khó khăn, dân tộc thiểu số cũng ngày càng được cải thiện.

Chữ C thứ ba là “Chất lượng”: Các kết quả của Việt Nam trong các kì đánh giá quốc tế PISA, hay trong các cuộc thi Olympic các môn khoa học hàng năm là minh chứng cho chất lượng của giáo dục phổ thông chúng ta.

Diễn đàn quy tụ nhiều nhà quản lý, chính sách giáo dục cùng đông đảo giáo viên, những người quan tâm đến ngành giáo dục nước nhà.

Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Lê Anh Vinh, giáo dục Việt Nam vẫn còn những hạn chế tồn đọng. Mặc dù đạt kết quả cao trong các kì thi đánh giá quốc tế, học sinh Việt Nam các cấp vẫn bị đánh giá là thiếu hụt về kỹ năng và động lực học tập, do sự chênh lệch giữa giáo dục trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn.

Ông Vinh nhấn mạnh: "Chúng ta mong muốn xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao, mang đến cho mỗi người dân cơ hội học tập suốt đời để có thể khám phá và phát huy tối đa năng lực bản thân, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng ta hy vọng vào một nền giáo dục có thể khơi gợi toàn bộ tiềm năng cá nhân. Để có được điều đó, hệ thống giáo dục của Việt Nam phải được thiết kế đa dạng và có khả năng phân hóa cho các đối tượng người học nhằm tập trung phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân".

Chủ điểm quan trọng được thảo luận tại 2 phiên toàn thể của Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 là chương trình giáo dục phổ thông mới và công nghệ trong giáo dục.

Cần thời gian để giáo viên giảng dạy “cá nhân hóa”

Cũng cho rằng cần đẩy mạnh giáo dục “cá nhân hóa” để khơi gợi tiềm năng, phát triển năng lực cho từng học sinh, ông Đặng Minh Tuấn – nhà giáo dục độc lập chuyên về dạy Toán bằng tiếng Anh cho rằng, muốn làm được điều đó các giáo viên cần trang bị, cập nhật cho mình những kỹ năng, năng lực mới.

Chương trình mới thay vì nội dung kiến thức sẽ hướng đến việc phát triển năng lực cho học sinh, do đó muốn truyền dạy cho học sinh, bản thân giáo viên cũng phải có những kỹ năng mới.

Ông Tuấn nêu quan điểm rằng: “Tối thiểu đội ngũ của nhà trường và giáo viên phải có triết lý trước. Triết lý ở đây có thể chẳng hạn như đưa từ “lý thuyết sang thực hành”.

Vậy, giáo viên phải có năng lực móc nối kiến thức thực tế và lý thuyết vào thực nghiệm. Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau vậy làm thế nào để giáo viên nhận ra năng lực khác nhau của đứa trẻ hay chúng ta chỉ thực hiện dạy một bài giống hệt nhau, dạy kiểu “đồng phục” cho tất cả học sinh? Như vậy, đầu tiên người giáo viên phải nhận ra năng lực của từng em học sinh là gì vì có 8 loại hình thông minh khác nhau.

Thêm nữa, nếu để cá nhân hóa thì thời gian làm việc của giáo viên ở chương trình mới tới đây so với thông thường bây giờ phải nhiều hơn. Nếu chúng ta quy lại giáo viên phải chạy theo chương trình, không có không gian để họ cá nhân hóa (mỗi trường, lớp, vùng miền, Thủ đô, thành phố, tỉnh lẻ, đồng bằng, đồi núi… khác nhau) thì phải cho giáo viên không gian để họ điều chỉnh sự cá nhân ấy”.

“Chúng ta cần có một cái khung để hướng dẫn giáo viên nhưng cho giáo viên làm trong khuôn khổ linh hoạt có thể chấp nhận được (nghĩa là cho phép giáo viên có thể sai kỹ thuật ở một mức độ nhất định). Giáo viên không sáng tạo thì làm sao dạy học sinh sáng tạo được.

Nếu giáo viên có 10 phần, 8 phần là bắt buộc theo quy định thì phải cho họ 2 phần mở. 2 phần mở này để giáo viên được làm cái mới, có thể không đúng hoàn toàn.

Như vậy, tóm lại giáo viên dạy kiến thức tuyệt đối không thể sai, dạy thực hành thì có thể sai ở mức độ nhất định. Đồng thời, giáo viên cũng phải có năng lực đánh giá học sinh của mình”, ông Tuấn nói thêm.

Các đại biểu, nhà giáo dục tham dự diễn đàn cũng nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ giáo dục, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin, số hóa và hội nhập.

Bà Trần Thị Thu Hương – đại diện Trường Đại học Giáo dục nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin ngày càng trở thành công cụ thiết yếu trong quản trị tri thức số của nhiều ngành công nghiệp như hàng không, tài chính – ngân hàng, y tế, giao thông.

Đối với ngành giáo dục tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới, các ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang trở thành công cụ đắc lực của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Việc áp dụng ứng dụng nào để giải quyết hiệu quả các vấn đề còn tồn tại trong lớp học là điều các nhà quản lý giáo dục và nhà xây dựng chính sách đều quan tâm”.

Đông đảo giáo viên, người quan tâm giáo dục chăm chú tham gia các phòng hội thảo chuyên đề của diễn đàn.

Bà Trần Hương Quỳnh – giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, dạy học tích cực thúc đẩy sự tham gia chủ động của học sinh trong quá trình học thông qua các hoạt động ý nghĩa và đa dạng; từ đó phát huy sự sáng tạo, tư duy phản biện, đối thoại, tự học và phát triển đa dạng năng lực của người học.

“Khi công nghệ số đã và đang tác động sâu rộng tới cách học, sự sáng tạo, cộng tác và chia sẻ trong giáo dục, sự chuyển đổi này cần có những định hướng sư phạm để có thể tối ưu hóa các cơ hội học tập tích cực cho người học và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21”, nữ giảng viên phát biểu.

Về chủ đề “Công nghệ trong giáo dục," các chuyên gia chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề trong lớp học; chuyển đổi số trong giáo dục; phương thức dạy học trực tuyến tại Việt Nam; các phương pháp dạy học tích cực cùng công nghệ số...

Theo Lệ Thu/Dantri.com.vn

Từ khóa: đổi mới giáo dục giáo dục kiểu đồng phục giáo dục cá nhân hóa diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Bạn gái kém 8 tuổi mới được Hoài Lâm công khai ngoài đời quyến rũ

Bạn gái hiện tại của Hoài Lâm - người mẫu Kim Ngân có phong cách thường ngày nữ tính. Cô lựa chọn các trang phục tôn vóc dáng thon gọn, quyến rũ.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Đang cập nhật dữ liệu !