Tam Chúc vắng lạ khác thường trước nỗi lo dịch corona

Vào ngày hôm qua (31/1), BQL Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc đã quyết định tạm dừng lễ hội Khai xuân chùa Tam Chúc xuân Canh Tý 2020 để phòng ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Lễ hội Khai xuân chùa Tam Chúc trước đó đã được chuẩn bị chu đáo cho ngày khai hội vào 12 tháng Giêng (âm lịch). Cùng với việc quyết định tạm dừng lễ hội, chùa Tam Chúc cũng kêu gọi các Phật tử đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, cố gắng hạn chế đến nơi tụ tập đông người để bảo vệ cho chính mình và cho cộng đồng.

Bến tàu, nơi du khách lên chùa chính nhìn từ trên cao.

Theo ghi nhận của PV Infonet tại chùa Tam Chúc trong ngày 31/12 (tức mùng 7 tháng Giêng), lượng du khách đến chiêm bái ngôi chùa lớn nhất thế giới đã giảm hẳn so với đỉnh điểm ngày 4 và 5 Tết.

Lối lên Điện Quán Âm, một trong 3 hạng mục chính của chùa Tam Chúc.

Lý do được cho là vào ngày đầu năm mới người dân phải đi làm, bên cạnh đó là nỗi ngại về nguy cơ lây lan virus corona cũng đã khiến cho người dân hạn chế tụ tập nơi đông người.

Không còn cảnh chen chúc mua vé xuống đò như những ngày trước đó. Số lượng du khách đến đây ngày mùng 7 Tết đã giảm và không còn cảnh chen lấn.

Mặc dù tàu được trang bị đầy đủ áo phao, nhưng có rất ít người sử dụng.

Theo quan sát, những người đi lễ hoặc đi chiêm bái chùa Tam Chúc đa phần thuộc lứa tuổi 20-40, có rất ít du khách là các cụ già đi lễ đầu năm tại đây.

Vô tư đi lại giữa chốn đông người bất chấp có thể lây nhiễm dịch bệnhviêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Đáng chú ý, trong số những người có mặt tại đây, có rất ít người đeo khẩu trang. Điều này cho thấy mặc dù nhà chùa đã nỗ lực tuyên truyền, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, không có ý thức tự bảo vệ mình cũng như cộng đồng.

Khẩu trang là thứ tối thiểu nhưng phần lớn du khách đều "quên".

Cũng theo ghi nhận của PV Infonet tại bến tàu, mặc dù đã được nhân viên dùng loa cầm tay yêu cầu mặc áo phao, nhưng hầu như du khách không chấp hành quy định bắt buộc này, bất chấp hiểm nguy đối với tính mạng của chính họ.

Những con tàu chở khách tại Tam Chúc mang số hiệu và đăng kiểm tại tỉnh Ninh Bình.

Bên cạnh đó, sự thiếu quyết liệt của nhân viên BQL chùa Tam Chúc trong việc đảm bảo an toàn cho du khách cũng đã khiến cho việc trang bị áo phao trên những con tàu này không đem lại hiệu quả tốt nhất.

Du khách xếp hàng trong trật tự vào sáng 31/1.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia (DLQG) Tam Chúc đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 5/2018, diện tích vùng lõi ưu tiên tập trung phát triển Khu DLQG Tam Chúc là 4.000 ha.

Mục tiêu chung đến năm 2025 đón khoảng 3.700.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 470.000 lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 6.000.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 750.000 lượt.

Năm 2025 sẽ tạo việc làm cho khoảng 2.400 lao động, trong đó có khoảng 900 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 4.500 lao động, trong đó có khoảng 1.800 lao động trực tiếp.

Tổng thu từ khách du lịch (theo giá năm 2018), năm 2025 ước đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 1.700 tỷ đồng.

Khuôn viên Điện Giáo chủ, nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhìn từ trên cao, chiều 31/1.

Khu DLQG chùa Tam Chúc được quy hoạch thành 6 khu chức năng gồm: Khu trung tâm đón tiếp; Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc; Khu bảo tồn tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc; Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc; Khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang; và Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch.

Bên cạnh bàn ghi công đức, một dãy bàn xếp những viên ngói "Thạch Bàn" được đặt ngay trong Điện Tam Thế. Tại đây, du khách được mời "phát tâm công đức viên ngói lợp chùa". Theo đó, "quyền lợi" của du khách là được viết tên mình lên viên ngói bằng bút dạ, sau đó bỏ 50.000 đồng vào hòm công đức.

Sau khi chùa Tam Chúc có quyết định tạm hoãn lễ hội, cũng trong ngày 31/1, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có Công điện số 393/CĐ-BVHTTDL gửi các địa phươn về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra trong hoạt động lễ hội, di tích.

Mặc dù là nơi thanh tịnh, tôn nghiêm, nhưng du khách vẫn thản nhiên đi giày, dép vào bên trong các nơi thờ tự như Điện Quán Âm, Điện Giáo chủ, và Điện Tam Thế. Do đặc thù của một ngôi chùa quá lớn, BQL cũng không có biển hiệu yêu cầu du khách để giày dép bên ngoài nên đã xảy ra tình trạng "lộn xộn" nói trên.

Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của virus corona gây ra, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo trong đó yêu cầu tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ...

Nguyễn Tuân
Từ khóa: Chùa Tam Chúc Lễ hội chùa Tam Chúc Hoãn lễ hội chùa Tam Chúc Bái Đính Bộ VH-TT&DL Virus corona Chống dịch

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !