Mỹ chê chiến đấu cơ tàng hình J-20 Trung Quốc là “hàng rẻ tiền”

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 4 J-20 được coi là “niềm tự hào” của vũ khí Trung Quốc, được chuyên gia Trung Quốc đánh giá là vượt trội F-22 và “ngang tầm” F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng J-20 là “hàng rẻ tiền”.

Theo Sina, đối với máy bay chiến đấu thì tầm quan trọng của phần đầu máy bay là điều không cần bàn cãi, do đây là khu vực phân bố các hệ thống cảm biến dày đặc nhất. Điều này cũng không ngoại lệ đối với máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc, với J-20 là tiêu biểu. Ngoài hệ thống điều khiển hỏa lực trên không dễ thấy nhất, phần đầu của J-20 còn được trang bị các ống khí phụ trợ, cảm biến khí quyển, đèn và thậm chí cả hệ thống thăm dò quang điện.

Phần đầu máy bay chiến đấu là khu vực phân bố các hệ thống cảm biến dày đặc nhất. Nguồn: Sina

Vượt trội F-22 và “ngang tầm” F-35 của Mỹ?

Trong cùng góc độ trên thì F-22 của Không quân Mỹ cũng không đơn giản. Tuy nhiên, sau khi so sánh, các chuyên gia Trung Quốc đã chỉ ra, vòm radar của radar khống chế hỏa lực trên máy bay F-22 nhỏ hơn so với J-20, điều này cho thấy hiệu suất radar điều khiển hỏa lực của J-20 mạnh mẽ hơn so với F-22.

Đương nhiên đường kính của vòm radar nhỏ hay to không quá quan trọng. Càng quan trọng hơn, cùng là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 4, nhưng J-20 được trang bị nhiều khả năng mạnh mẽ hơn F-22. Đáng chú ý nhất là “hệ thống ngắm bắn quang - điện tử” (EOTS) được lắp đặt ở phía dưới đầu máy bay và “hệ thống khẩu độ phân tán” (EODAS) lắp đặt ở rìa mũi máy bay với cửa sổ kính hình lăng trụ. Công nghệ Khẩu độ phân tán là một trong những công nghệ quan trọng nhất được sử dụng trên các cảm biến của tiêm kích F-22 và F-35.

J-20 được chuyên gia Trung Quốc cho là có hệ thống quang học mạnh mẽ hơn F-22 và ngang tầm với F-35. Nguồn: Sina

Mặc dù trong những ngày đầu phát triển F-22, Không quân Mỹ dự định trang bị cho máy bay này thiết bị quang học trên không có tên là Tìm kiếm và Theo dõi Hồng ngoại Nâng cao (AIRST) để hỗ trợ radar trong tìm kiếm trên không, và vị trí lắp đặt cũng ở mũi của máy bay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sau khi đưa vào hoạt động, F-22 đã không áp dụng thiết kế này. Ngoài EOTS, F-22 cũng không trang bị EODAS. Đương nhiên, các thiết bị quang học trên máy bay này cũng sử dụng thiết kế phân tán tương tự EODAS, đó là hệ thống thăm dò hồng ngoại AAR-56 MLDs để cảnh báo khi tiếp cận tên lửa.

Về mặt ý nghĩa, MLDs thuộc cùng một hệ thống hồng ngoại, MLDs áp dụng thiết kế phân tán có thể được coi là “hàng nhái” của EODAS. Tuy nhiên, do khoảng cách phát hiện ngắn và thiếu màn hình hiển thị, các chức năng mà MLDs rất hạn chế. Nhìn chung, F-22 thiếu hai loại thiết bị phát hiện quang điện này, về mặt nhận thức tình huống chiến trường, vẫn còn một khoảng cách nhất định so với J-20. Những khiếm khuyết của F-22 đã đươc Mỹ khắc phục trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35. Là mô hình thực tế đầu tiên của hai khái niệm EOTS và EODAS, F-35 cũng là “tài liệu tham khảo” cho việc phát triển các thiết bị liên quan để lắp đặt trên J-20 của Trung Quốc.

F-35 là “tài liệu tham khảo” của J-20. Nguồn: Sina

Quan chức Mỹ chê vũ khí Trung Quốc là “hàng rẻ tiền”

Phát biểu với tạp chí The National Interest, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, R. Clarke Cooper  ngày 31/10 cho biết, “chất lượng vũ khí của Trung Quốc rất thấp”, Trung Quốc đang áp dụng “cuộc chiến giá cả” và hối lộ để tham gia vào thị trường vũ khí thế giới. Các máy bay, xe tăng hay tên lửa Trung Quốc đều xuất ra thị trường với giá rẻ, và điều này cũng đồng nghĩa với chất lượng các loại vũ khí của Trung Quốc.

Tổng tham mưu trưởng Không quân Mỹ, David Goldfein đã từng đưa ra đánh giá về máy bay J-20 và so sánh với máy bay F-35 của Mỹ: “Khi chúng tôi áp dụng công nghệ máy bay thế hệ thứ 5, nó không chỉ là áp dụng cho 1 nền tảng, đó là một dãy các hệ thống khác nhau... Đó là về một mạng lưới cho chúng ta một lợi thế bất đối xứng. Vì thế, khi tôi nghe tới việc kết quả khi F-35 đối đầu với J-20, đó là một câu hỏi không thích đáng”.

Ông R.Clarke Cooper chê vũ khí Trung Quốc là “hàng rẻ tiền”. Nguồn: Sina

Theo ông Goldfein, việc so sánh F-35 và J-20 là quay lại thời kỳ khi ông bay trên máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Nighthawk - hoàn toàn không có liên lạc gì với bên ngoài khi đóng nắp buồng lái để thâm nhập vào không phận của kẻ thù. Những hệ thống của J-20 cũng giống như chiếc F-117 có từ thập niên 1980. Trong khi có rất ít những thông tin chính xác về chiếc J-20, có những dấu hiệu cho thấy, máy bay Trung Quốc được trang bị với một radar mảng pha, một hệ thống tác chiến điện tử mạnh và cảm biến điện quan/hồng ngoại tương tự như trên hệ thống của F-35.

Tuy nhiên, dù máy bay Trung Quốc có thể có những cảm biến tốt - các quan chức không quân Mỹ đã cho rằng J-20 thiếu “cảm biến hợp nhất” và mạng lưới hiệu quả như F-22 hay F-35.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: chiến đấu cơ tàng hình J-20 Trung Quốc máy bay chiến đấu Trung Quốc vũ khí Trung Quốc J-20 Trung Quốc F-22 F-35

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !