Đưa người vượt biên trái phép, có được coi là "mắt xích" trong đường dây mua bán người?

Được thuê với giá 300.000 đồng/người nếu đưa người trót lọt sang Campuchia, hai đối tượng bị cơ quan chức năng tạm giữ, đồng thời mở rộng điều tra đường dây mua bán người.

Trong năm qua, nổi lên tình trạng lao động Việt Nam tin lời dụ dỗ “việc nhẹ, lương cao” sang Campuchia làm việc. Kết quả nhiều lao động sập bẫy đường dây mua bán người khi bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập thậm chí có trường hợp muốn trở về thì phải mất khoản tiền lớn để chuộc.

Trong số đó, gây chú ý nhất là sự việc xảy ra vào sáng 18/8 khi 42 người Việt đã tháo chạy khỏi casino ở Campuchia bơi sang sông Bình Di. Tất cả số này đều là người Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình trốn chạy, 1 người bị nước cuốn trôi, 1 người bị bắt lại, chỉ 40 người được Đồn biên phòng ở tỉnh Tây Ninh giữ lại.

Theo lời khai, đa phần họ đều xuất cảnh trái phép ở khu vực biên giới các tỉnh phía Nam, sau khi sang Campuchia thì hợp đồng vào làm việc tại Casino Rich World. Công việc hằng ngày là làm game online và lên các trang mạng làm theo sự chỉ đạo của casino do người Trung Quốc quản lý.

Luật sư Vũ Văn Mạnh.

Từ những lời khai của nạn nhân, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã ra quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam 2 bị can Nguyễn Thị Lệ (42 tuổi) và Lê Văn Danh (34 tuổi) - cùng ngụ thị trấn Long Bình, huyện An Phú - về hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Qua công tác điều tra, xác minh, ghi lời khai thì 6 trong số hơn 40 người tháo chạy về Việt Nam khai nhận được Nguyễn Thị Lệ và Lê Văn Danh tổ chức đưa sang Campuchia vào tháng 4/2022.

Tại cơ quan điều tra, Lệ khai nhận khoảng đầu năm 2022, Lệ được một đối tượng ở Campuchia móc nối đưa người sang nước này trái phép. Sau khi nhận lời người này, Lệ liên hệ với Danh để móc nối cùng tham gia. Theo thỏa thuận, mỗi khi đưa được 1 người từ Việt Nam sang Campuchia thì đối tượng ở Campuchia sẽ trả cho Lệ 300.000 đồng, sau đó Lệ đưa cho Danh 100.000 đồng.

Trước đó, vào tháng 4, đối tượng này cùng con trai là Nguyễn Văn Hùng (17 tuổi) đưa trót lọt 3 người sang Campuchia. Ba ngày sau, Lệ và Danh đưa thêm 5 người sang Campuchia. Trong số này, có 6 người nằm trong vụ 42 người tháo chạy khỏi Casino Rich World ở tỉnh Kan Danl - Campuchia rồi bơi qua sông Bình Di để nhập cảnh trái phép Việt Nam.

Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng, tội phạm mua bán người ngày càng dở nhiều thủ đoạn tinh vi, thực hiện qua nhiều mắt xích… Thuê người dân địa phương dẫn người vượt biên trái phép cũng nằm trong kế hoạch của bọn tội phạm mua bán người.

Đưa người vượt biên trái phép có bị xem là mắt xích trong đường dây mua bán người ? 

Câu hỏi được đặt ra là, với những trường hợp như Lệ, Danh hay nhiều người dân khác bị các đối tượng mua bán người thuê dẫn người xuất cảnh trái phép… thì có được xác định là đồng phạm tham gia vào đường dây mua bán người hay không?.

Trả lời câu hỏi này, luật sư Vũ Văn Mạnh, Công ty Luật Hiệp Thành, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, đối với những vụ án tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép thường có tính chất nghiêm trọng; có sự câu kết chặt chẽ giữa đối tượng trong nước và đang ở nước ngoài sử dụng các ứng dụng Internet như zalo, facebook,… để thực hiện hành vi phạm tội. 

Với nhiều thủ đoạn tinh vi, các đối tượng thường giả mạo thông tin cá nhân để làm việc với các bị hại khiến cho quá trình điều tra của Cơ quan Công an gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đối với hai đối tượng đã bị Cơ quan Công an bắt giữ là mắt xích quan trọng trong quá trình điều tra, mở rộng vụ án nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.

Theo Điều 348, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau: Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; đối với từ 05 người đến 10 người;  có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Đối với 11 người trở lên; thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; làm chết người.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

“Theo đó, đối với hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép, các đối tượng có thể chịu hình phạt lên tới 15 năm tù”, luật sư Vũ Văn Mạnh thông tin.

Luật sư khuyến cáo, người dân nhất là những người sống vùng giáp biên không vì những lợi ích trước mắt mà bị lợi dụng, đẩy nhiều người con đất Việt lâm vào cảnh đoạ đày. Chưa kể, hành vi ấy là tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh. 

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !