Đường đến vị trí CEO FPT của ông Nguyễn Văn Khoa

Trước khi ngồi vào vị trí điều hành tập đoàn công nghệ 28.000 người, ông Nguyễn Văn Khoa từng đảm nhiệm chức CEO của 2 công ty thành viên chủ chốt là Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom) và Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS). Xuất phát điểm của ông cũng như bao người khác - gia nhập FPT ở vai trò nhân viên kỹ thuật.

Sau 22 năm gia nhập và trải qua nhiều vị trí tại FPT, ông Nguyễn Văn Khoa vừa được HĐQT FPT bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn, chính thức từ ngày 29/3/2019.

Đường đến vị trí CEO FPT của ông Nguyễn Văn Khoa - ảnh 1

Tân TGĐ Nguyễn Văn Khoa bén duyên với FPT khi còn là sinh viên năm thứ 2 ngành Du lịch (ĐH Kinh tế Quốc dân). Vì đam mê CNTT nên anh đã coi FPT là trường đại học thứ 2 của mình. Học trái nghề nên Nguyễn Văn Khoa khi đó biết rằng, không có cách nào khác là phải tự học hỏi, phải làm việc thật nhiều. 

12 năm trước, Nguyễn Văn Khoa quyết định từ bỏ dự án game online, với quy mô hàng nghìn cửa hàng để thành lập Công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FTI), thuộc FPT Telecom. Những ngày mới lập FTI, Khoa đứng trong cảnh "thập diện mai phục". Cách quản lý của người đứng đầu trước đó theo kiểu nhà nước, dẫn đến niềm tin với khách hàng rất tệ. Nhưng Khoa cho rằng hướng đi mới có nhiều cơ hội, nên quyết ở đây "đánh nhau xem như thế nào".

Sự bền gan và táo bạo đã mang đến một diện mạo mới cho FTI. Chỉ mất 3 năm, chứ không phải 5 năm như dự định ban đầu, FTI đã tăng trưởng doanh thu gấp 10 lần. 

Vì sự tận lực đó, dần dần Nguyễn Văn Khoa đã gây dựng và mang về những thành tựu lớn cho FPT Telecom. Doanh nhân này là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng thành công tuyến đường trục Bắc - Nam kéo dài 1.800 km từ Lạng Sơn đến đất mũi Cà Mau; Chuyển đổi toàn bộ hạ tầng cáp đồng sang cáp quang trong một năm - nhanh gấp 2 lần so với tiến độ dự kiến; Đặt nền móng cho sự phát triển của Truyền hình FPT khi quyết định lựa chọn kinh doanh IPTV (Truyền hình qua Internet) thay cho Truyền hình cáp.

Trong 6 năm Nguyễn Văn Khoa đảm nhiệm vị trí TGĐ FPT Telecom, doanh thu của công ty này tăng 2,6 lần, lợi nhuận tăng 1,6 lần, nhân sự tăng gần gấp 2 lần và có tỷ lệ đóng góp lợi nhuận cao nhất Tập đoàn (2012-2016).

Đường đến vị trí CEO FPT của ông Nguyễn Văn Khoa - Ảnh 1.

Xây dựng đội ngũ là mấu chốt của sức mạnh 

Năm 2012, ở tuổi 35, Nguyễn Văn Khoa trở thành CEO công ty thành viên chủ chốt trẻ nhất FPT khi được bổ nhiệm chức vụ TGĐ FPT Telecom. Không chỉ quyết liệt hành động trong kinh doanh, tân TGĐ FPT còn luôn chú trọng xây dựng tổ chức.

Khi nhậm chức TGĐ FPT Telecom, Nguyễn Văn Khoa đưa ra hai sự lựa chọn: một là tập trung cho kinh doanh, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận; hai là phát triển tổ chức. Chấp nhận lợi nhuận có thể chậm nhưng để phát triển bền vững, vị doanh nhân này lựa chọn phương án thứ hai. Thực tế sau đó, lợi nhuận năm 2012 của FPT Telecom cao nhất tập đoàn.

"Cái được lớn nhất của tôi khi làm TGĐ FPT Telecom là xây dựng được một đội ngũ cán bộ, nhân viên kết nối chặt chẽ hơn, một sự kết nối theo kiểu tầng tầng, lớp lớp để mang lại sức mạnh cho công ty", Nguyễn Văn Khoa tự hào chia sẻ.

Năm 2018, với việc luân chuyển 3 CEO công ty thành viên, Nguyễn Văn Khoa đảm trách vị trí TGĐ Công ty Hệ thống thông tin FPT IS đồng thời kiêm nhiệm PTGĐ Tập đoàn. Nhận thấy có ba vấn đề công ty này khi đó gặp phải là sự đoàn kết, tính hệ thống và sự quan tâm của lãnh đạo, ông Khoa quyết định "động" đến vấn đề tổ chức trước. 

Việc đầu tiên được ông Khoa xử lý là thống nhất "ngôn ngữ chung" của ban lãnh đạo để đảm bảo toàn bộ thành phần của bộ máy chạy trơn tru. Thứ hai là nâng tỷ lệ "bận rộn" của lãnh đạo lên cao hơn nữa bởi ông quan niệm, nhân viên chỉ chăm chỉ làm việc khi sếp toàn tâm toàn ý với mình và công việc. Mỗi lãnh đạo phải nắm sát, thường xuyên nói chuyện với nhân viên, quan tâm đến nhiều mặt hơn nữa thay vì chỉ ở khía cạnh công việc.

Ông đã có không ít cuộc gặp riêng với từng đơn vị, từng dự án tại FPT IS để tìm hiểu vấn đề xem họ mạnh yếu ở đâu, cần gỡ những nút thắt nào và cùng họ tìm hướng xử lý. Trong các cuộc họp, ông quán triệt tinh thần phải tập trung, nhanh gọn và "không để ai khi đứng dậy phải cảm thấy chơi vơi vì chưa biết phải làm gì".

Tạo không gian cho nhân viên phát triển

CEO Nguyễn Văn Khoa cho rằng các lớp cán bộ kế cận của công ty phải liên tục được phát hiện, hướng dẫn, kèm cặp và được vun đắp bởi chính tay người FPT. Điều đó giúp công ty phát triển bền vững, có dư địa nhân sự để luân chuyển cán bộ và sẵn sàng lực lượng cho những hướng đi mới. 

Làm việc trực tiếp cùng nhau một năm, PTGĐ FPT IS Nguyễn Hoàng Minh cho biết cấp trên của anh nổi bật trong tập hợp lực lượng, gắn kết CBNV. Là người đứng đầu, đưa ra các quyết định nhưng CEO Nguyễn Văn Khoa luôn tâm niệm, mình chỉ là chiếc cầu sau của xe cải tiến. Nghĩa là bản thân muốn lùi lại đằng sau để giúp đồng nghiệp phát triển một cách nhanh nhất. "Nếu tôi ở phía sau, có người đi lệch, tôi sẽ biết để điều chỉnh. Tôi cũng muốn lùi lại phía sau để tạo một không gian làm việc thật rộng lớn cho nhân viên, để họ có mọi cơ hội phát triển", Khoa chia sẻ. 

Đảm nhận vị trí mới, trước mắt tân CEO FPT vẫn còn rất nhiều thứ phải làm để đưa tập đoàn "phát triển thành công ty hàng trăm năm" như mong ước. Để làm được điều đó, ông Khoa cho rằng không phải một vài công mạnh mà cả FPT mạnh, phải giữ gìn được văn hóa, tinh thần và các giá trị cốt lõi của FPT. “Và tôi sẽ nỗ lực để khơi gợi một cảm xúc mới, một ngọn lửa mới. Khi tất cả cùng cháy thì tôi tin ngọn lửa FPT, tinh thần FPT sẽ đưa chúng tôi đến những thành công mới”, Nguyễn Văn Khoa tin tưởng.

Theo Trí thức trẻ

Từ khóa: FPT IS CEO FPT Nguyễn Văn Khoa FPT Telecom

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?