Không muốn trái bơ lâm vào cảnh ế ẩm, cô giáo Đắk Lắk tự mày mò sản xuất mĩ phẩm từ bơ

Để không muốn trái bơ Đắk Lắk lâm vào cảnh ế ẩm như những loại nông sản khác, cô giáo Phạm Thị Thu Hằng (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) đã quyết tâm sản xuất mỹ phẩm từ trái bơ và đã có thành công bước đầu.

Lớn lên trong gia đình thuần nông, cô giáo Phạm Thị Thu Hằng ở huyện Krông Pắk từng là giáo viên môn sinh học tại trường THPT Phan Đình Phùng (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) nhưng hiện cô đã chuyển sang kinh doanh và sản xuất mĩ phẩm từ trái bơ nhằm giúp trái bơ ổn định đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản...

Chị Hằng vui mừng khi tạo ra mĩ phẩm từ trái bơ

Năm 2016, cô giáo Hằng bắt đầu nghiên cứu tài liệu, tìm tòi học hỏi về chế biến, sản xuất bên cạnh công việc dạy học. Và trái bơ được cô để mắt tới.

Do có thổ nhưỡng ở Đắk Lắk nên số lượng nông sản lớn do người dân trồng nhiều từ chuyên canh tới xen canh, cũng rất phù hợp với cây bơ nên cây bơ phát triển tốt. Tuy nhiên sản phẩm từ bơ gần như không có. Từ đó cô giáo Hằng quyết định lấy trái bơ đê thử nghiệm làm thực phẩm.

Với số tiền tiết kiệm ít ỏi trong nhiều năm đi dạy, cô Hằng mua một vài máy móc đơn giản để tập trung nghiên cứu sản phẩm, rồi gửi đi các nhà máy, viện nghiên cứu, cơ sở chế biến tại miền Bắc.

Những sản phẩm mà chị Hằng nghiên cứu từ bơ gồm: Bơ sấy dẻo, kem bơ, bơ sấy giòn.. tuy nhiên kết quả nghiên cứu chị Hằng nhận được chỉ có bột bơ và dầu bơ ở mức tạm ổn. 

Bột bơ còn đắng do gặp nhiệt, dầu bơ ăn chưa ngon, giá thành quá cao nếu sử dụng làm thực phẩm. Vì thế chị Hằng buộc phải tìm hướng đi mới cho trái bơ.

Chị Hằng đã máy mò tìm hiểu cách làm mỹ phẩm thiên nhiên, lên ý tưởng dùng bột bơ, dầu bơ để làm đẹp.

Tìm hiểu thị trường, Chị Hằng nhận thấy nhiều chị em lâu nay luôn thích những sản phẩm làm đẹp, gắn nhãn mác của nước ngoài nhưng không mấy ai quan tâm tới nguồn gốc, thành phần của từng sản phẩm. Trong "cái khó ló cái khôn", chị Hằng mạnh dạn thử nghiệm bằng cách đem bột bơ và dầu bơ vào làm đẹp, với mong muốn thay đổi phần nào suy nghĩ của phụ nữ Việt trong cách sử dụng mỹ phẩm, ưu tiên những sản phẩm an toàn từ thiên nhiên.

Chị Hằng cho biết, là một người đơn giản ít sử mỹ phẩm nhưng chị nghĩ rằng mình sẽ sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm từ thiên nhiên. Vậy nên, mọi thứ đến với chị Hằng rất bất ngờ, như một cơ duyên.

Sau khi sản xuất được mặt nạ từ bột bơ, dầu bơ sử dụng trên da mặt đem lại hiệu quả rõ rệt qua quá trình sử dụng: Giúp da mềm mịn, giảm bong tróc, chống lão hóa... chị Hằng bắt đầu thuê thiết kế bao bì, logo, đóng gói, gõ cửa đại lí, chào bán những sản phẩm đầu tiên.

Do không có kinh nghiệm kinh doanh, sản phẩm không đa dạng, chưa phù hợp nên không có khách hàng mua hàng. 

Những sản phẩm mà chị Hằng sản xuất ra từ trái bơ

Lần này chị Hằng quyết định ngưng sản xuất, bỏ sản phẩm cũ, thanh lí máy móc. Cuối mỗi tuần, chị Hằng xuống Sài Gòn học thêm các lớp kinh doanh, truyền thông sản phẩm, cách thức sản xuất..

Chị Hằng chia sẻ, thời điểm đó, cứ nghĩ nếu tiếp tục duy trì công việc dạy học thì không thể tập trung cho việc sản xuất nên quyết định nộp đơn xin nghỉ để toàn tâm nghiên cứu và phát triển những sản phẩm có nguồn gốc từ trái bơ.

Năm 2019, mặt nạ ngủ, son bơ, sữa rửa mặt bơ, muối tắm bơ.. ra đời từ nguyên liệu chính là dầu bơ. Và đây là khởi đầu thành công của chị Hằng.

Tháng 10/2020, chị Hằng thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Pơ Lang, muốn lan tỏa thông điệp "đẹp thuần khiết", và mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam không thua kém bất kì sản phẩm nổi tiếng trên thị trường. Hơn hết, Pơ Lang chuyên các sản phẩm được sản xuất từ sản phẩm nông nghiệp của người nông dân.

Để có nguồn nông sản phục vụ sản xuất trong thời gian dài, công ty Pơ Lang dùng phương pháp cấp đông bơ tươi. 

Và việc rút dầu từ trái bơ cấp đông không ảnh hưởng đến chất lượng dầu. Vậy nên ngay cả trong mùa bơ, Pơ Lang cũng trữ đông để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất cả năm.

Hiện Pơ Lang đã có nhà xưởng sản xuất rộng rãi, ký hợp đồng cam kết tiêu thụ, đảm bảo đầu ra cho nhiều hộ dân, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức lương trung bình từ  6 – 8 triệu đồng/tháng.

Từ tháng 1/2022, Pơ Lang đã sản xuất và đưa ra thị trường hơn 30.000 sản phẩm. Tuy nhiên Pơ Lang vẫn còn nhiều khó khăn trong công cuộc nhận diện thương hiệu, nâng cao quy trình chế biến, tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất, phát triển thêm sản phẩm mới: Muối tắm, xà phòng tắm.

Là người tiên phong trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm từ trái bơ, chị Hằng tâm sự, "tôi biết mình đã chọn con đường đầy rẫy khó khăn, thử thách mà ít người dám chọn. Tuy nhiên đây là đam mê và ước mơ của tôi".

Trong tương lai, Pơ Lang muốn định vị thương hiệu với Bơ tươi Đắk Lắk, xuất khẩu dầu quả bơ cho nhiều nước không trồng bơ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... để phát triển sản phẩm mỹ phẩm từ thiên nhiên có nguồn gốc từ Việt Nam, đảm bảo tiêu thụ nông sản cho bà con quê hương.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 9000 ha bơ các loại. Trong đó diện tích thu hoạch khoảng 5400 ha với tổng sản lượng khoảng 82 ngàn tấn nhưng đầu ra không ổn định và rất bấp bênh.

Việc chị Hằng tạo ra những sản phẩm từ trái bơ đã giúp cho loại quả này một đầu ra bền vững và hi vọng trương tương lai không xa mĩ phẩm từ trái bơ ở Đắk Lắk là một thương hiệu lớn cạnh tranh với các hãng mĩ phẩm nổi tiếng trên thế giới.

Hải Dương

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !