Cần tăng cường giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em

Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý, vì vậy khi bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ mà còn ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình và cộng đồng xã hội.

Thống kê của Bộ Công an cho biết, trong 9 tháng năm 2022, cả nước đã phát hiện 1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em.Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.934 vụ với 2.146 bị cáo phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi theo thủ tục sơ thẩm; giải quyết, xét xử 1.909 vụ với 2.116 bị cáo.Còn theo báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022 tại Kỳ họp Quốc hội thứ IV cho thấy, từ đầu năm 2022 đến nay, số vụ cưỡng dâm trẻ em tăng 400%; số đối tượng vi phạm tăng 450%. Con số trên chỉ là phần nhỏ so với thực tế vì rất nhiều nạn nhân đã không dám lên tiếng. Một số nhóm trẻ em có thể có nguy cơ bị xâm hại tình dục (XHTD) cao hơn. Đó là trẻ em di cư, trẻ em khuyết tật, trẻ lang thang kiếm sống bằng những nghề như đánh giày, bán báo, bán kẹo cao su, bán vé số hoặc làm giúp việc, trông trẻ hoặc làm việc trong các nhà hàng và quán bia/rượu.

Báo cáo viên Phòng cảnh sát Hình sự thống tin tình trạng bạo lực xâm hại trẻ em cho học sinh Hà Tĩnh. Ảnh: NH

Mặc dù có nhiều chính sách bảo vệ trẻ em đã được triển khai và có sự tham gia của 16 cơ quan bảo vệ trẻ em, xong số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng trong những năm gần đây cho thấy vấn nạn này đang có xu hướng gia tăng và tính chất, mức độ ngày càng phức tạp.

Độ tuổi của trẻ bị XHTD ngày càng thấp. Nếu như trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi, thì nay xuất hiện rất nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13 tuổi. Tình trạng gia tăng số vụ xâm hại tình dục trẻ em trai cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Trước thực trạng trên, các tổ chức bảo vệ trẻ em đều khẳng định việc giáo dục phòng ngừa là công tác quan trọng nhất để hạn chế xâm hại tình dục trẻ em. Giáo dục không chỉ cần thiết cho trẻ mà còn cho phụ huynh và giáo viên, cần sự đồng thuận và chung tay tham gia của các lực lượng xã hội.

  Theo GS.TS. Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia về tâm lý học trẻ em, tại Việt Nam, có nhiều chương trình giáo dục phòng ngừa XHTD ở trẻ em được triển khai áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên đa số những tài liệu phục vụ cho các chương trình này là tài liệu nước ngoài được biên dịch lại bởi các tổ chức phi chính phủ hoặc được biên soạn lại bởi các tác giả Việt Nam.

 PGS.TS. Trần Thành Nam cho biết, dựa trên nội dung và cách thức tổ chức triển khai chương trình giáo dục phòng chống xâm hại tình dục đi trước ở nước ngoài đã được chứng minh có hiệu quả đồng thời dựa trên tình hình thực tế các vấn đề ở thanh thiếu niên Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng nội dung chương trình giáo dục phòng chống xâm hại và nâng cao sức khoẻ tình dục cho trẻ em. Chương trình gồm 8 mô-đun tích hợp vào nội dung sinh hoạt của Nhà trường trong 15 tuần, học trong 1 học kỳ.

Chương trình giáo dục phòng chống xâm hại và nâng cao sức khoẻ tình dục cho trẻ em định hướng đến đối tượng học sinh trong độ tuổi 10-13, không chỉ cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản để hiểu rõ, nhận diện rõ các hành vi XHTD mà còn hỗ trợ các em biết cách tự tìm hiểu về bản thân và cách bảo vệ bản thân trước những hành vi XHTD. Đồng thời chương trình cũng cung cấp các thông tin hữu ích và giúp các em thực hành, rèn luyện các kỹ năng trau dồi bản năng tự vệ của bản thân.

Chương trình giáo dục phòng chống xâm hại và nâng cao sức khoẻ tình dục cho trẻ em gồm 8 mô - đun, trong đó, các em học về các khái niệm cơ bản như: Nhận diện những hành vi phù hợp, tôn trọng, những cách thức lành mạnh để thể hiện cảm xúc, tình yêu, tình bạn và chỉ ra những điểm đáng quan tâm trong mối quan hệ giữa các nhân vật trong nhiều tình huống trên phim; Kể lại những tình huống và hành vi là biểu hiện của hành vi dẫn dụ, quấy rối, lạm dụng, tấn công, bóc lột tình dục, và cả những hành vi không đứng đắn mang hàm ý tình dục trong phim và trong đời sống thực; Nhận diện hành vi bạo lực tình dục trong mối quan hệ lãng mạn và trong các cuộc hẹn hò...

Sau đó, học sinh thực hành giải thích cho bạn mình rằng không có quyền động chạm người khác khi họ không muốn việc đó cho dù hành vi động chạm có hàm ý tình dục hay không; cách thiết lập các giới hạn về động chạm, giới hạn về xã hội và cảm xúc với người khác căn cứ vào tính chất của mối quan hệ; vai trò của người qua đường có thể làm tăng, phòng ngừa, hỗ trợ dừng hành vi xâm hại hoặc hỗ trợ nạn nhân như thế nào và làm thế nào để lôi kéo họ tham gia hỗ trợ.

 Mai Anh

Người Việt đầu tiên học tại phân viện của Đại học Oxford

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa bậc cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Sheffield Hallam (Anh), Chu Công Sơn trở thành người Việt đầu tiên trong hơn 250 năm theo học tại Harris Manchester College thuộc Đại học Oxford.

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

Đang cập nhật dữ liệu !